Mô hình kỹ thuật nuôi cá betta mang lại tiền tỷ ở Miền Tây
Cá betta là một loài khá phổ biến đối với người nuôi. Loài này có giá thành khá cao và giúp nhiều thương gia mang lại tiền tỷ cho mình. Vậy mô hình kỹ thuật nào nuôi cá betta nào tốt?Hãy cùng chúng tôi đến với bài viết chi tiết dưới đây.
Đặc tính sinh học của cá betta
Cá betta hay thường được gọi với cái tên thân mật khác là cá đá, cá xiêm. Loài cá này có màu sắc sặc sỡ, đa dạng, đuôi căng tròn đẹp và vẫy xè lớn. Cá betta có ưu điểm sinh sản tốt, nguồn thức ăn rẻ, có sức chịu đựng cao,..Ngoài ra, chúng còn có tính hiếu chiến. Đó chính là đặc tính đặc biệt của loài này.
Chi tiết mô hình nuôi cá betta kiếm tiền tỷ
Cách chọn ao trong mô hình nuôi cá betta
Tùy vào mục đích của mỗi người nên việc lựa chọn ao nuôi sẽ khác nhau. Thông thường, chúng ta nên nuôi chúng ở bể thủy tinh với diện tích 50 – 100L, phù hợp với mục đích làm kiểng và kinh doanh. Hoặc bạn có thể nuôi ở bể thủy tinh chống phản chiếu nhằm tăng khả năng hiếu chiến của chúng lên.
Khi nuôi, chúng ta nên trang bị thêm bộ lọc nước và sục khí để hỗ trợ thêm cho cá betta. Bên cạnh đó, các bạn cần thả thêm một số cây thủy sinh và thực vật nuôi để chúng tự tạo ra thức ăn cho cá hoặc làm sạch nguồn nước.
Cách chọn giống cá betta
Loại cá betta có 2 giống đó là chống và mái. Dấu hiệu để phân biệt chúng là loại chống hay mái: Loài cá betta trống sẽ có phần vây lưng phía trên, phần vây bụng và vây đuôi dài, có trường hợp dài gấp 2 hoặc 3 lần chiều cao cơ thể chúng. Loài Cá betta mái thường ngắn hơn, vây bụng có dạng như một chiếc lược. Vây ngắn được xem là một trong những đặc điểm nhận dạng của cá betta mái.
Một số dấu hiệu về tình trạng sức khỏe, khi bạn cân nhắc mua cá betta:
- Yếu tố đầu tiên mà chúng ta để ý đến đó là màu sắc. Loài cá này rất đa dạng về màu sắc dù chúng có màu nhạt thì vẫn có thể sống tốt.
- Về phản ứng của cá. Bản năng hiếu chiến của chúng đã tạo nên tính khác biệt rõ rệt của loài. Tuy nhiên, việc phải tiếp hàng trăm vị khách tới lui ở cửa hàng cũng khiến chúng thấm mệt. Do đó, để kiểm tra phản ứng của chúng thì các bạn chỉ cần để ngón tay ngoài mặt kính và rà từ từ xem chúng có quan tâm không? Nếu vẫn hoạt động bình thường thì hãy mua con cá đó ngay nhé!
- Vây đuôi của cá là bộ phận rất được nhiều người quan tâm. Ở các cửa hàng, thông thường họ sẽ để cá chung vào 1 bể. Do đó, sẽ có một số con bị rách vây đuôi sẽ ít được chọn. Ngoài ra, đối với mắt thường thì chúng ta có thể quan sát các bộ phận như: mắt cá, chúng có khối u không,.. nếu có hãy lựa chọn cá khác ngay lập tức.
Thức ăn của cá betta
Cá betta là loài rất dễ nuôi. Do đó, nguồn thức ăn cũng vô cùng phong phú và dễ tìm thấy. Bạn có thể cho chúng ăn lăng quăng, giun, ấu trùng, côn trùng… một số loại động vật nhỏ. Hoặc các loài thực phẩm cho cá dạng nổi hoặc chìm tùy theo cách nuôi. Nhưng để tránh tỷ lệ hao hụt thức ăn, các bạn nên dùng thực phẩm dạng nổi.
Tìm hiểu thêm: Địa điểm bán thực phẩm cá betta tốt nhất thị trường hiện nay.
Quy trình quản lý và chăm sóc cá betta
Một số lưu ý nhỏ trong việc chăm sóc cá betta:
- Chúng ta nên cho cá ăn 1-2 lần/ ngày đối với thực phẩm hoặc 1 lần/ ngày đối với động vật.
- Khi cho ăn chúng ta nên quan tâm đến khối lượng thức ăn của cá betta. Tránh lãng phí và ô nhiễm nguồn nước.
- Cách thay nước: Trước khi thay nước, các bạn nên khử trùng clo nước mới trước khi thả cá vào. Và chỉ thay khoảng 30 – 50% lượng nước trong bể nuôi. Tránh tình trạng lạ nước của cá betta. Tùy vào số lượng mà chúng ta nuôi thì thay nước cho hợp lý. Khoảng 15- 30 ngày là có thể thay được nước.
Xem thêm: Cách ép cá betta mái tại nhà với tỉ lệ thành công cao tại đây.
Một số lưu ý trong mô hình kỹ thuật nuôi cá betta
Một vài lời khuyên cho người nuôi cá betta
- Lưu ý khi mới thay nước mà cá betta trở nên thụ động thì đó là do nguồn nước của bạn có vấn đề.
- Rửa thật kỹ đồ trang trí, cây thủy sinh,…trước khi cho vào hồ.
- Cá betta thường ngủ trong tư thế bất thường, thậm chí nhìn như bị chết. Tuy nhiên, nếu cá nằm ở dưới đáy quá lâu/ thở quá nhanh thì chúng có thể đang bị bệnh.
- Không nên thả chung cá betta con và cá betta trưởng thành vì chúng có thể chọi nhau
- Đảm bảo môi trường sống cho cá betta tốt. Bạn nên cho bể cá betta một chút ánh nắng mặt trời, nhưng tuyệt đối không được cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào quá lâu vì chúng sẽ chết nóng.
- Luôn kiểm tra và theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của cá hàng ngày.
- Đừng nên cho cá betta ăn quá nhiều.
- Vệ sinh bể nuôi định kỳ 1 tháng 1 lần.
- Không nên nuôi chung cá betta với nhau. Vì chúng sẽ tàn sát lẫn nhau. Bạn cũng nên tránh đặt thủy tinh hay gương trong bể vì cá betta sẽ tự tấn công chính mình trong gương.
Một số lưu ý khi nuôi cá betta
- Không nên chọn máy lọc, hút nước quá mạnh vì nó sẽ ảnh hưởng đến đuôi và vây cá.
- Cá betta khá nhạy cảm với nhiệt độ. Chỉ cần có một chút thay đổi thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Nếu bạn có điều kiện thì nên đầu tư máy sưởi ấm cho cá.
- Nên nuôi cá trong bể thủy tinh có thể tích tối thiểu là 10L nước.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm hỗ trợ lên màu cho cá Betta cực đẹp được nhiều chuyên gia đánh giá cao tại đây.
Bên trên là tất cả thông tin về mô hình kỹ thuật nuôi cá betta. Hy vọng sẽ giúp được các bạn trong quá trình nuôi loài cá này. Ngoài ra, nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh bạn có thể xem một số mô hình kỹ thuật nuôi cá khác để tham khảo thêm. Chúc quý khách thành công.
2 Comments
[…] Đầu tiên, để ép tốt cá mái betta khi tới mùa sinh sản. Thì bạn cần phải có một mô hình kỹ thuật nuôi cá betta tốt trong quá trình nuôi. Điều này giúp con cá mái có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao và đủ điều kiện để sinh sản. Bạn có thể xem chi tiết mô hình kỹ thuật nuôi cá betta tốt nhất tại đây. […]
[…] cá bảy màu nhỏ cũng là thức ăn ưa thích của chúng. Tốt nhất bạn nên nuôi cá betta, cá bảy màu theo các mô hình đã cho để tự cung cấp thức ăn cho cá […]