Chia sẽ kinh nghiệm về mô hình nuôi cá rồng tốt nhất Việt Nam
Cá rồng là một loại cá quý hiếm có giá thành vô cùng đắc đỏ ở Việt Nam. Loài cá này được nuôi làm kiểng và cũng chính là phong thủy của ngôi nhà. Hiện nay, cá rồng được nuôi ít phổ biến không chỉ bởi giá cao mà còn vô cùng khó nuôi. Do đó chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn về mô hình nuôi cá rồng.
Đặc tính sinh học của cá rồng
Cá rồng là loài sống ở nước ngọt, chúng có bản năng săn mồi rất mạnh mẽ. Chúng có khả năng bay đến đớp con mồi vô cùng nhanh. Đối với những con to, trưởng thành thì chúng vẫn rất nhanh nhẹn. Về hình dáng nhận dạng: Cá rồng có vảy to. Thân dài và dẹp. Đầu hình con dao bầu với một cặp râu ở chóp hàm dưới luôn chĩa ra phía trước. Điều đó khiến cá có chức năng cảm nhận những biến động trên mặt nước.
Cá rồng ấp trứng bằng miệng. Con đực hay cái sẽ ngậm và ấp trứng đã thụ tinh vào miệng, để ấp cho đến khi trứng nở thành cá con. Cá con vẫn có thể quay lại trốn trong miệng cá bố mẹ khi gặp nguy hiểm.
Chi tiết kỹ thuật về mô hình nuôi cá rồng tốt nhất Việt Nam
Cách chọn bể nuôi tốt nhất cho cá rồng
Cá rồng là loài không hề dễ nuôi. Do đó chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng chi tiết mọi thứ. Đầu tiên, các bạn cần chuẩn bị bể nuôi bằng thủy tinh và đạt những tiêu chuẩn sau:
- Khi cá rồng còn nhỏ (kích thước 15- 30cm) thì diện tích bể 120 x 45 x 45cm. Đối với những con trưởng thành (từ 30cm đổ lên) thì nên nuôi với diện tích 180 x 60 x 45cm để tránh chúng nhảy ra ngoài.
- Trang bị bộ sục khí và lọc nước nhẹ cho cá rồng. Bên cạnh đó, bạn có thể mua thêm một số rong, rêu để xây hệ sinh thái và trang trí hồ cá đẹp hơn. Ngoài ra, bể cần trang bị thêm nắp đầy tránh trường hợp cá nhảy ra bên ngoài.
- Về mật độ nuôi cá: Cá rồng có tính hiếu chiến cao do đó bạn nên nuôi 1 con trong hồ. Hoặc bạn có thể nuôi 7-10 con cùng loài và cùng kích cỡ, điều này sẽ giúp giảm tính hiếu chiến của chúng.
Lưu ý: Tránh tình trạng đặt bể cá ở nơi đông người qua lại bởi vì sẽ tạo áp lực cho cá và ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của chúng. Do đó,hãy đặt bể ở những nơi ít người qua lại. Và bên cạnh đó, vị trí bể lý tưởng là nơi có nhiều ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm và chiều tối.
Cách chọn giống cá rồng tốt
Giống cá là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nuôi bất kỳ loài cá nào. Đặc biệt, là cá rồng chúng có một mức giá không hề rẻ thì bạn phải cân nhắc thật kỹ khi chọn chúng. Sau đây, tôi xin gợi ý cho bạn một số yếu tố ở một con cá rồng tốt.
- Con giống khỏe mạnh, nhanh nhẹn và phản ứng nhanh. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đưa ngón tay vào gần mặt kính và rà từ từ xem chúng có để ý hay không.
- Cá không bị xây xác da, bể đầu khi mua về. Ngoài ra, bạn cần quan tâm đến vảy, mắt, mang,.. các bộ phận của cá có bị tổn hại gì không.
- Bạn cũng nên để ý đến tư thế bơi của cá rồng. Nhất định phải cân bằng và khi bơi, các vảy cá xòe đều ra. Để chắc chắn và chính xác hơn, bạn nên quan sát chúng bơi lội trong khoảng 10-15 phút.
Ngoài ra, khi chọn được một con giống tốt thì bạn cần làm các bước sau trước khi thả cá vào bể:
- Bước 1: Lúc mua về bạn cần xác khuẩn cá trước khi thả vào bể bằng dung dịch muối nồng độ nhẹ để diệt vi khuẩn ngoài da của cá.
- Bước 2: Bạn cần trang bị thiết bị lọc nước và sục khí trước khi thả cá vô.
- Bước 3: Thả bị cá vào bể để chúng có thể làm quen với nước từ 10-15 phút.
- Bước 4: Thả từ từ cá rồng vào bể và luôn luôn quan sát tình trạng sức khỏe của cá.
- Bước 5: Sau 1 tiếng nếu sức khỏe cá ổn định thì bắt đầu cho ăn theo khẩu phần bên dưới.
Thức ăn tốt nhất cho cá rồng
Cá rồng là loài ăn tạp và ăn rất nhiều và màu sắc của chúng được thừa hưởng gen của cá bố, mẹ. Không vì lý do đó mà bạn bỏ bê chúng. Bạn cũng cần bổ sung một số chất dinh dưỡng cần thiết cho chúng như là:
- Các loại thực phẩm biển (tôm, tép sẽ giúp chúng có màu đỏ đẹp hơn).
- Bạn có thể mua những con côn trùng nhà nuôi như gián hay dế để bổ sung dinh dưỡng cho cá rồng.
- Các loại cá xiêm, cá betta, cá bảy màu nhỏ cũng là thức ăn ưa thích của chúng. Tốt nhất bạn nên nuôi cá betta, cá bảy màu theo các mô hình đã cho để tự cung cấp thức ăn cho cá rồng.
Cách quản lý và chăm sóc cá rồng đạt hiệu quả cao
Tuy cá rồng không khó nuôi nhưng với một loài có giá thành vô cùng đắt đỏ thì bạn không thể chủ quan. Do đó, bạn hãy thực hiện các cách quản lý và chăm sóc sau:
- Về khẩu phần và liều lượng cho ăn thì: Đối với những loài cá rồng dưới 25cm bạn nên cho ăn 2-3 lần/ngày. Còn cá lớn hơn cho ăn 1 lần/ngày. Và đặc biệt chỉ cho ăn khoảng 70% để cá không có cảm giác chán đồ ăn.
Lưu ý: Không nên thức ăn thừa trong bể cá rồng. Vì sẽ làm ô nhiễm môi trường nước nuôi cá, dùng vợt với đồ ăn thừa sau mỗi lần cho cá ăn.
- Về vệ sinh bể nuôi: Bạn cần lưu ý việc thay đổi nguồn nước vì điều đó sẽ khiến thay đổi hệ sinh thái của cá. Do đó, bạn chỉ cần thay nước cho cá rồng khoảng 1-2 lần/tuần. Và tùy từng theo cỡ cá sẽ thay lượng khác nhau: 30% nước đối với cá nhỏ và 50% nước đối với cá lớn. Nếu thay bằng nước mát, bạn có thể pha thêm “nước đen” (Black Water Extract). Thuốc này có tác dụng làm dịu độ pH cũng như tạo môi trường quen thuộc của nước tự nhiên.
Bên trên là tất cả thông tin về mô hình nuôi cá rồng tốt nhất hiện nay. Các bạn hãy đọc thật kỹ và có thể lưu lại ngay nhé. Chúc quý khách thành công với mô hình này.