Nuôi cá la hán như thế nào là tốt? Kinh nghiệm về mô hình nuôi cá la hán
Cá La Hán chắc không còn xa lạ gì với nhiều người nuôi cá cảnh ở Việt Nam. Loài cá này có hình dạng độc đáo, nhiều màu sắc đa dạng mang lại vẽ đẹp thu hút cho người ngắm chúng. Để tìm hiểu một cách đầy đủ nhất về loài cá này. Hãy cùng các chuyên gia thuyhaisanvn theo dõi kinh nghiệm nuôi cá la hán chất lượng sau đây.
Đặc tính sinh học của cá la hán
Cá La Hán đặc biệt gây chú ý bởi chiếc gù ở phần đầu phùng ra (đầu gù ông tiên). Vảy cá nhiều màu sặc sỡ, đuôi và vây hình quạt dài xòe to làm tăng sự thu hút. Có những đốm đen trên cơ thể.
Thường loài cá la hán có màu đỏ tươi, nhưng thêm thời gian và môi trường sống cũng như diều kiện chăm sóc khác nhau màu đỏ có thể chuyển dần thành các màu khác. Tùy vào loại khác nhau sẽ có kích thước trưởng thành của một con cá La hán khác nhau, tuy nhiên trung bình là khoảng 25-30cm.
Hướng dẫn chi tiết các kinh nghiệm nuôi cá la hán
Chuẩn bị bể nuôi
- Tùy vào điều kiện, nhu cầu của người nuôi mà lựa chọn hình dáng, kích thước bể. Tuy nhiên muốn tạo điều kiện tốt nhất, thoải mái để cá la hán có thể phát triển toàn diện thì bể nuôi phải rộng rãi, dễ dàng cung cấp nước. Ưu tiên chọn bể hình chữ nhật (thuận tiện thay nước). Và chọn kích thước bể khoảng từ 0,8m x 0,4m x 0,5m ( cá dễ dàng bơi lội ).
Lưu ý: khi chuẩn bị nước cho vào bể nên cho một ít muối vào nước để có thể sát khuẩn tốt, tiêu diệt các loại ký sinh gây hại cho cá. Tạo cho cá cảm giác giống như đang sống ở môi trường tự nhiên.
- Lắp đặt máy móc: ánh sáng, máy oxy và máy lọc nước. Chú ý về ánh sáng trong bể bởi cá cần ánh sáng để hấp thụ canxi và hạn chế bệnh. Dù vậy, vẫn không nên để cá quá lâu dưới ánh sáng mặt trời.
- Độ pH từ 7,5 đến 8.
- Nhiệt độ từ 20 đến 300C.
Lưu ý: không để nhiệt độ trong bể nuôi quá lạnh, sẽ khiến có dễ mắc các bệnh về da hoặc đường tiêu hóa.
- Hạn chế để vật trang trí trong bể nuôi vì cá khá năng động việc để quá nhiều vật trang trí sẽ khiến chúng bị trầy xước. Bạn có thể để một vài viên sỏi, một ít san hô vào bể.
Chọn giống và thả cá theo kinh nghiệm nuôi cá la hán
Mua cá
- Để mua cá chất lượng chúng ta nên mua cá ở những trại giống uy tín.
- Cá la hán có rất nhiều loại thường người mua sẽ lựa chọn theo sở thích của bản thân. Tuy nhiên khi lựa chọn cá giống chúng còn quá nhỏ khó có thể nhìn ra được chúng đẹp hay xấu.
Lưu ý cách chọn cá giống
- Hình dáng, kích thước: Thân có hình trái xoan, ngắn và dày. Bụng tròn và không có nếp gấp. Lựa chọn những con cá có thân hình cân đối.
- Màu sắc: Lựa chọn màu theo sự yêu thích của bạn nhưng màu phải sáng, thông thường cá có màu đỏ từ má đến bụng. Cá khỏe mạnh thường có đốm đen đậm và rõ.
- Đầu: Trán và đỉnh đầu phải nổi lên tròn và cân đối, đầu càng gù thì càng đẹp.
- Mắt: Mắt phải tròn, mi mắt hoạt động lanh lợi, tròng mắt trong luôn nhìn về phía trước
- Vây và đuôi : đuôi mở rộng, kéo dài tròn trịa, vây lưng và vây bụng phải căng, màu của vây và đuôi phải sáng rực rỡ. Cá đực thường có những vết đen trên vây lưng.
Thả cá
- Thả cá và sáng sớm hoặc chiều tối ( thời tiết mát mẻ )
- Chỉ nên thả một con cá vào một bể nuôi, nếu muốn nuôi chung thì lấy một tấm kính chắn giữa những con cá.
- Khi mua cá về khoan hãy cho cá vào bể ngay, để cả bọc đựng cá vào bể ( bao gồm nước cá ở ngoài tiệm ). 30 phút sau mở bọc ra để cá tự bơi ra.
Thức ăn chủ yếu của cá la hán
Cá la hán là loài cá ăn tạp, thức ăn của chúng rất đa dạng vì thế chúng cũng rất háu ăn. Ta có thể mua thức ăn ở tại cửa hàng đã mua cá, khu chợ,…
- Thức ăn dạng viên, đông lạnh
- Thức ăn tươi sống: trùng, loăng quăng, tôm tép, cá con, … xoay nhuyễn khi cho ăn.
Có thể cho Carophyll pink vào thức ăn của cá để làm thức ăn đỏ rực thu hút cá ăn. Ngoài ra còn tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cá. (Xem thêm: Chi tiết hướng dẫn cách sử dụng thuốc Carophyll Pink cho cá la hán tốt nhất).
Sinh sản của cá la hán
Cá la hán là loài cá đẻ trứng chúng rất dễ sinh sản, nếu muốn cá sinh sản hãy làm theo những bước sau
Bước 1 : Bắt cặp bố mẹ
Chọn cá trống đẹp, cá mái phù hợp với cá trống ( kích thước nhỏ hơn cá trống )
Để cá trống và cá mái vào chung 1 bể ngăn cách bằng tấm kính trong ( tránh cho chúng đánh nhau trong lúc đẻ ).Tiến hành quan sát cho đến khi hai con cá bơi lại gần kiếng và quẫy đuôi với nhau. Lúc này ta lấy vách ngăn ra và chuẩn bị dọn ổ đẻ trứng.
Bước 2 : Cá mái đẻ trứng
Sau một thời gian chúng bắt cặp với nhau trên mình cá mái sẽ xuất hiện những sọc đen, lúc ấy nó sẽ dời những viên sỏi làm sạch vị trí nó muốn đẻ. Khi cơ quan sinh dục của con cái có dấu hiệu lòi ra là lúc nó bắt đầu đẻ trứng ( tầm 5 đến 7 tiếng ). Mỗi lần cá mái đẻ xong thì cá trống sẽ theo sau thụ tinh lên trứng.
Lưu ý:Có thể để một số giá thể vào bể trong lúc đẻ để trứng bám lên. Đặc biệt lúc cá đẻ không nên động mạnh, rung lắc bể hoặc làm cá giật mình.
Bước 3 : Ấp trứng
Để hạn chế tình trạng cá bố mẹ ăn mất trứng chúng ta nên chọn ấp trứng riêng. Lấy trứng đã bám lên giá thể đặt trong bể trước qua một bể khác. Lấy nước đã chuẩn bị 2 ngày trước hoặc lấy nước từ bể cá bố mẹ. Để giá thể ở góc nghiêng 75 độ so với thành bể. Tắt máy lọc nước, máy oxy để với cường độ thấp và để xa. Sau khi cá nở tầm 2 đến 4 ngày không cần cho ăn. Sau đó nên tập cho cá ăn ( ăn bo bo hoặc lòng đỏ trứng gà đã luộc ). Sau 7 ngày có thể tập cá ăn các thức ăn bình thường như cá lớn. Cần thay nước 1 ngày 2 lần.
Quy trình quản lý và chăm sóc từ kinh nghiệm nuôi cá la hán
Cách giúp cá la hán lên đầu
- Nuôi riêng: Khoảng 1 đến 2 tuần để một tấm gương trong bể cá ( tầm 1 đến 2 tiếng ) để kích thích sự cạnh tranh của cá, tưởng mình là đối thủ. Có thể cho cá cái vào chung hồ với cá đực ( có kính trong ngăn cách )
- Nuôi chung: Lấy một tấm kính ngăn lại trong hồ cả hai con cá sẽ tự canh tranh với nhau kích thích được việc lên đầu.
Cách giúp cá la hán lên màu đẹp
Loài cá này lên màu khi vảy cá sau của chúng được hấp thụ ánh sáng( chúng sẽ lên màu đẹp và rực rỡ hơn nếu có đèn ). Bạn nên sử dụng những loại đèn màu hồng phấn và chiếu sáng từ 8 đến 12 tiếng mỗi ngày. Như vậy sẽ kích thích được việc lên màu của cá.
Cách cho ăn
- Ở giai đoạn cá nhỏ: cho ăn 3 lần / 1 ngày
- Ở giai đoạn cá lớn: cho ăn 2 lần / 1 ngày
Lưu ý: Điều chỉnh lượng thức ăn dựa vào kích thước của cá. Không cho cá ăn quá no nếu thấy thức ăn còn thừa cần điều chỉnh vào ngày hôm sau và vớt thức ăn thừa ra. Tập cho cá ăn nhiều loại thức ăn xen kẽ để chúng có thể thích nghi dễ dàng khi mua thiếu thức ăn.
Cách thay nước
- Thay nước tuần hoàn
- Thay nước hằng ngày
Lúc thay nước nên cho một ít muối vào để sát trùng ( cho vào ban đầu ). Khi thay nước bơm ⅓ nước cũ ra thì bơm ⅓ nước mới vào. Vừa xả nước, vừa thay nước mới cho đến khi bể đầy (không thay nước đột ngột cá dễ bị sốc nhiệt).
Sau khi thay nước màu cá sẽ bị nhạt. Bạn không cần quá lo lắng chỉ khi chúng hoàn toàn thích nghi được với nhiệt độ của nước mới chúng sẽ lên màu lại.
Thu hoạch
Nuôi cá đạt kích thước từ 25 đến 30cm thì thu hoạch.
Khi thu hoạch, mua bán cá nên nhẹ tay để không nên vớt cá một cách cẩn thận tránh làm cá trầy xước dẫn đến giá thành bị giảm.
Một số bệnh thường gặp ở cá la hán
Bệnh mụn ở đầu
Biểu hiện bệnh :Bệnh là do một loại ký sinh đơn bào tên Hexamita gây ra. Cá cá mụn hoặc lỗ nhỏ ở trên đầu. Các mụn này thường có màu trắng và dịch nhầy xung quanh. Khi bị bệnh cá sẽ lười vận động và phân có màu trắng dài từng sợi mảnh.
Cách điều trị : Bệnh có thể lây lan nhanh nếu nuôi chung phải cách ly riêng một hồ. Sử dụng thuốc Dimetridazol ( 5mg/ lít nước ) hoặc Metronidazol ( 7mg/ lít nước ) cho vào bể cá bệnh. Sau 3 ngày tiếp tục cho thuốc vào với liều lượng tương đương. Trong thời gian này nên thay nước khoảng 20 đến 30% nước giữa các lần điều trị. Trong khoảng thời gian điều trị bệnh cá sẽ bỏ ăn. Cố gắng quan sát cá để phát hiện kịp thời để điều trị bệnh sớm nhất.
Bệnh viêm da
Biểu hiện bệnh: Bệnh là do một số vi khuẩn như Aeromonas, Pseudomonas và Vibrio gây nên hoặc do các loài ký sinh trùng, nấm. Khi bệnh cá sẽ xuất hiện những vết loang sưng đỏ và càng ngày càng to dần.
Cách điều trị : Khi cá bị bệnh chúng ta nên để ý đến việc thay nước, thay nước thường xuyên hơn. Bỏ hết các giá thể cá có thể cọ xát ở trong bể. Sau đó cho vào hồ các loại thuốc kháng khuẩn như Acriflavine (3mg/ lít nước), Methylene xanh ( 3mg/ lít nước). Ba ngày cho thuốc vào 1 lần. Trong thời gian này thay nước khoảng 50% nước giữa các lần điều trị.
Những kinh nghiệm nuôi cá la hán hiệu quả cao sau đây đã được chúng tôi sưu tầm, nghiên cứu từ các chuyên gia nuôi cá cảnh hàng đầu. Hi vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho các bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung các kiến thức quan trọng của các loại thủy sản khác qua các bài viết sau.