“Cách nuôi cua đồng sinh sản” Hướng dẫn bí quyết chỉ có lời mà không lỗ
Nuôi cua đồng sinh sản là công đoạn vô cùng khó khăn của người nuôi trồng thủy sản. Giai đoạn sinh sản quyết định sự thành công của bạn khi nuôi chúng. Nhằm tránh những sự cố trong sinh sản của cua. nên chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn cách nuôi cua đồng sinh sản tốt nhất và đã được áp dụng rộng rãi.
Đặc điểm sinh học của cua đồng
Cua đồng là động vật sống đáy, chúng ưa sạch sẽ và rất thích đào hang. Chúng phân bố rộng rãi ở các vùng nước ngọt ( đồng bằng, trung du, miền núi ) điều này giúp cho việc thuận tiện chọn giống. Khi trưởng thành chúng có kích thước tương đối lớn từ 30 đến 35mm, mai hình hộp có gờ cao. Cua sinh sản quanh năm, tốt hay xấu đều phụ thuộc vào môi trường và cách chăm sóc.
Kinh nghiệm cách nuôi cua đồng sinh sản tốt
Chuẩn bị ruộng nuôi
Để nuôi cua đồng sinh sản đạt được chất lượng cao điều quan trọng đầu tiên là quan tâm đến ruộng nuôi. Ruộng nuôi tốt cua mới phát triển tốt.
- Địa hình để làm ruộng: Bằng phẳng, giữ nước tốt, có thể cung cấp nước thường xuyên, chất đất là loại đất thịt. Có thể sử dụng ruộng trồng lúa để nuôi cua ( sau 1 vụ lúa thì nuôi 1 vụ cua ).
- Diện tích ruộng nuôi tùy thuộc vào điều kiện của mỗi hộ gia đình. Ưu tiên chọn lựa diện tích ruộng hợp lý không quá to cũng không quá lớn từ 1/3 ha đến 1/2 ha.
- Nguồn nước không bị ô nhiễm dễ dàng cung cấp khi cần thiết.
Một số lưu ý khi chuẩn bị ruộng
- Đào mương nuôi tạm ở góc ruộng hoặc ở ria ruộng, chú ý rộng tầm 4 đến 6m, sâu 1 đến 1,5m, diện tích chiếm 3 đến 5% diện tích ruộng.
- Đào mương bao xung quanh và mương giữa, chân mương về phía trong 1m, sâu 0,8 đến 1m, rộng tầm 3 đến 5m.
Lưu ý: Nếu ruộng rộng so với dự tính ban đầu thì ở giữa ruộng đào một hình chữ thập rộng 1 đến 1,5m và sâu 0,5 đến 0,8m. Diện tích của mương bao xung quanh, mương giữa và mương đào thêm chiếm không quá 15 đến 20% diện tích cả ruộng.
- Đắp bờ đê cao, to và chắc. Không để nước trong ruộng rò rỉ ra bên ngoài càng không để nước bên ngoài tràn vào bên trong. Chắn lưới lại các cửa cống thoát nước.
- Xung quanh ruộng dùng giấy bạc, cao su hoặc lưới chắn tránh trường hợp cua đào hang qua ruộng khác. Nếu chắn bằng lưới, giấy bạc nilon mỏng thì phải đóng cọc cao hơn mặt bờ 40 đến 50cm, lấy dây thép buộc nối các đầu cọc với nhau, vùi sâu dưới đất từ 15 đến 20cm. Nếu chắn bằng tấm nhựa, cao su thì vùi sâu vào đất từ 15 đến 20cm, đầu trên cao hơn mặt đất tầm 40cm trở lên.
- Dùng vôi sống hàm lượng từ 75 đến 105kg/m² hòa tan với nước tạc đều khắp mương.
- Trồng một vài cây cỏ có nước phủ kín đáy mương, thả các loài cây nổi khoảng 1/3 mặt nước.
- Độ pH từ 5,6 đến 8
- Nhiệt độ từ 10 đến 31°C ( nhiệt độ tốt nhất từ 15 đến 25 °C )
Chọn giống và thả cua
Chọn giống là một trong những yếu tố cần thiết để có thể cho ra những con cua thương phẩm chất lượng sau này. Có thể tự bắt hoặc mua, tuy nhiên nên chọn lựa cua giống như sau
Chọn lựa những con cua khỏe, màu sắc sáng, đầy đủ càng chân, cơ thể không bị đóng rong. Ưu tiên chọn những con cua đực để tăng năng suất hoặc những con cua cái đang mang trứng.
Mật độ thả cua ( dựa vào kích thước của cua )
- 100 đến 150 con/ kg thả khoảng 750 con/ 1000 m².
- 300 đến 600 con kg thả khoảng 1000 con / 1000 m².
Thả cua
- Thả cua vào tháng 2 đến tháng 4 hằng năm
- Khi thả cua không nên trực tiếp thả vào ruộng. Hãy để cua ở bờ để cua tự bò vào ruộng, tránh trường hợp cua bị sốc môi trường.
Lưu ý: Muốn kéo dài thời gian sinh trưởng của cua cần thả giống vào mương nuôi tạm trước khi cấy lúa. Lúc cấy xong đợi đến thời kỳ con gái thì tăng nước lên ruộng lúa để cua lên ruộng ăn.
Thức ăn chủ yếu cho cua đồng khi sinh sản
- Cua đồng là loài động vật ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn của chúng đa dạng (cá, ốc, hến,…). Thức ăn của cua thường được khai thác tại chỗ. Vì thế trước khi thả cua vào mương nên bón phân lót ven mương ( liều lượng 300 đến 450 kg/ 1000 m² ) để động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua giống.
- Ngoài ra có thể sử dụng thức ăn công nghiệp loại chìm ( là thức ăn cho tôm có chất lượng và độ đạm >= 22%) cho cua ăn
Quy trình quản lý và chăm sóc cách nuôi cua đồng sinh sản
Cách cho ăn
Việc cho ăn cần căn cứ vào mùa vụ, nhiệt độ và giai đoạn sinh trưởng của cua để điều chỉnh chế độ hợp lý nhất.
- Tháng đầu tiên cho cua ăn 4 lần / ngày vào những thời gian ( 6h sáng, 10h trưa, 5h chiều và 9h đêm ). Tăng gấp đôi lượng thức ăn khi cho cua ăn vào 5h và 9h.
- Tháng thứ hai trở đi cho cua ăn 3 lần / ngày ( sáng, trưa, chiều )
- Từ tháng thứ đến tháng thứ 5, thức ăn của cua chủ yếu là thức ăn tinh. Lượng thức ăn từ 20 đến 30% trọng lượng cua.
- Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9, cua đã bắt đầu cứng cáp và ăn khỏe. Cho ăn thêm rong cỏ, khoai sắn, bổ sung thức ăn viên hay thức ăn tự chế.
- Tháng thứ 10 trở đi cần tăng thêm thức ăn động vật. Lượng thức ăn từ 7 đến 10% trọng lượng cua. Cho cua ăn 2 lần / ngày ( sáng sớm và chiều tối ). Sáng cho ăn từ 20 đến 40%, chiều cho ăn chính 60 đến 80% trọng lượng thức ăn hằng ngày.
Lưu ý: Cần đặt sàng ăn tại một điểm trong mương để kiểm tra lượng thức ăn hằng ngày của cua. Dựa vào thời tiết, nhiệt độ trong mương để căn chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
Thu hoạch cua đồng sinh sản hợp lí
Sau 8 đến 10 tháng nuôi chúng ta có thể thu hoạch cua. Cua đạt trọng lượng từ 25 đến 30kg / con có thể tỉa bán dần giữ cua nhỏ nuôi tiếp. Thu tỉ bằng cách đặt lợp, lờ,… tát cạn hoặc bắt bằng tay nếu muốn thu hoạch toàn bộ.
Một số bệnh thường gặp trong cách nuôi cua đồng sinh sản
Ở thời kỳ ấu trùng cua nếu không được chăm sóc kĩ sẽ bị
Trùng loa kèn ( Zoothamium, Epistylis,.. ) bám vào thân hoặc đầu. Khiến cho cua ấu trùng không thể duỗi thân, bơi chậm chạp, yếu dầu và chết.
Bệnh phát sáng do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong giai đoạn ấu trùng ương trong bể. Nguồn nước nhiễm khuẩn là điều gây ra bệnh của ấu trùng.
Cách điều trị: Dùng Xanh malachite nồng độ từ 0,05 đến 0,2ppm trong lúc ươm ấu trùng liên tục từ 2 đến 3 ngày. Giữ nguồn nước sạch, xử lý cua giống trước khi nuôi, xử lý thức ăn và kiểm tra định kỳ cua.
Nuôi cua đồng sinh sản là công đoạn vô cùng khó khăn. Do đó, bạn hãy thực hiện theo từng quy trình mà chúng tôi đề xuất. Bởi vì, những kinh nghiệm này được chúng tôi chọn lọc từ một số người có nhiều năm nuôi cua đồng sinh sản. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số mô hình nuôi các loại thủy sản khác tại đây.