Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và nuôi cua kiểng
Nuôi cua kiểng ngày nay đã là một thú vui tao nhã trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có các kiến thức cơ bản về nuôi cua kiểng. Cách nuôi loài cua này không quá khó. Vì vậy hãy cùng chúng tôi tham khảo kỹ thuật nuôi và chăm sóc ở bài viết này.
Đặc tính sinh học của cua kiểng
Cua kiểng sinh sống trong môi trường nước ngọt. Đặc điểm sinh học tương đối giống với các loài cua nước ngọt khác.
- Cua kiểng ưa nước sạch, thích đào hang. Thức ăn thiên về các loại động vật như cá, tôm, ốc,…>
- Cua kiểng có kích thước tương đối lớn: 30 – 35mm, mai hình hộp có gờ cao.
- Giống như rất nhiều loại cua khác, cua kiểng có hai càng, một càng to một càng nhỏ. Cua đực có sự chênh lệch lớn về đôi càng kẹp trong khi cua cái thì không.
Hướng dẫn chi tiết quy trình nuôi cua kiểng
Chuẩn bị bể nuôi
Tùy thuộc vào số lượng, kích thước của cua kiểng mà người nuôi chọn bể sao cho hợp lý.
- Bể cần đủ độ rộng để cua có thể hoạt động, sinh trưởng phát triển bình thường.
- Có hệ thống cấp thoát nước đầy đủ để vệ sinh được thuận tiện.
- Rửa sạch thùng bằng Chlorine hoặc thuốc tím trước khi thả cua.
- Ngoài ra, có thể sử bể thủy sinh tự tạo hoặc mua tại cá cửa hàng cua kiểng.
Chọn cua kiểng để nuôi
Hiện nay, người nuôi dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng cua kiểng.
- Lựa chọn các con cua có kích thước phù hợp với bể nuôi của bạn.
- Cua chọn nuôi có sức khỏe tốt, đầy đủ 8 cẳng và 2 càng.
- Cần chọn những con có màu sắc sáng, không bị mất các bộ phận trên cơ thể.
Điều kiện môi trường nuôi cua
Môi trường nuôi luôn là yếu tố hàng đầu giúp việc nuôi cua được thuận lợi.
- Nước để dùng nuôi cua phải là nước ngọt, không có chất tẩy rửa.
- Nếu dùng nước giếng khoan, đảm bảo độ pH từ 6,5 – 8.
- Nhiệt độ từ 25 – 27 độ C.
Mật độ thả cua kiểng
Thông thường, mật độ thích hợp nhất để thả cua kiểng là khoảng 20 con/m2. Mật độ này có thể thay đổi tùy theo điều kiện nuôi.
Thức ăn của cua kiểng
Cua kiểng là loài ăn tạp. Chuẩn bị thức ăn cho chúng cũng không quá khó:
- Bạn nên chuẩn bị những thức ăn như khoai mì, ốc, cá nhỏ, hến,…
- Sử dụng thức ăn viên, dành riêng cho cua kiểng có bán tại các shop cua kiểng,…
- Có thể sử dụng thức ăn chuyên dụng cho cua cảnh tại các cửa hàng.
Cách cho ăn:
- Mỗi ngày cho ăn 2 lần.
- Lúc mới thả, dùng bột ngô nấu chín thả vào bể.
- Từ 2 – 4 tháng có thể bổ sung cho ăn thêm thịt ốc bươu vàng, cám công nghiệp,…
Xem thêm: Phương pháp chọn nguồn thức ăn của cua đúng cách nhất hiện nay.
Quy trình quản lý và chăm sóc cua kiểng
- Luôn chuẩn bị sẵn thức ăn cho cua để chúng không bị đói.
- Vệ sinh bể, thay nước định kỳ cho cua.
- Nên thay nước vào buổi trưa nắng ấm, nguồn nước phải sạch, không có chất độc hại.
Những lưu ý khi nuôi cua kiểng
Trong quá trình nuôi và chăm sóc, cần lưu ý:
- Khi cho cua ăn, theo dõi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
- Cua kiểng là loài ưa nước sạch, chú ý thay nước định kỳ.
- Có thể nuôi chung các loài cua kiểng khác loại với nhau trong cùng một bể.
Tìm hiểu thêm: Kỹ thuật nuôi cua đinh trong bể xi măng đạt hiệu quả cao.
Nuôi cua kiểng giờ đây đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Có thể thấy cách nuôi cua kiểng cũng không quá khác biệt với nuôi các loài cua thông thường. Bạn nên lưu lại bài viết này để thực hành trong khi nuôi. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số mô hình nuôi thủy sản khác tại đây.