Hướng dẫn chi tiết cách nuôi cua đồng trong thùng xốp đúng kỹ thuật
Nuôi cua đồng hiện nay được rất nhiều người quan tâm, học tập làm theo. Bởi vì hiệu quả kinh tế của việc chăm nuôi cua đồng đem lại rất lớn. Bên cạnh đó, mức chi phí đầu tư bỏ ra không quá lớn nên bất cứ ai cũng có thể đầu tư. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu mô hình nuôi cua đồng trong thùng xốp ngay tại nhà đạt hiệu quả tối đa.
Đặc điểm sinh học của cua đồng
Cua đồng là loài phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng. trung du đến miền núi nước ta.
- >Loài cua này thuộc lớp giáp xác, bộ 10 chân.
- Với kích thước tương đối lớn, 30 – 35mm, mai hình hộp có gờ cao.
- Cua đồng cái có 4 đôi chân bụng, còn cua đực có 2 đôi chân bụng biến thành chân giao cấu.
- Lưng cua đồng màu sẫm, đều có 2 càng một càng to và một càng nhỏ hơn.
- Hai gọng cua đồng màu vàng cháy, toàn thân có màu sắc nâu vàng.
Quy trình nuôi cua đồng trong thùng xốp
Chuẩn bị thùng xốp nuôi cua đồng
Mọi người nên chuẩn bị thùng có diện tích mặt sàn bằng phẳng, lớn.
- Kích thước thùng tùy thuộc vào số lượng cua đồng định thả mỗi thùng.
- Cần thiết kế vòi nước xả đáy để vệ sinh bể.
- Phía trên bố trí thêm lưới che nắng.
Chọn giống cua đồng
Đây là khâu quan trọng quyết định đến kết quả sau này. Hãy cùng xem chi tiết nhé:
- Người nuôi nên chọn cua đồng giống khỏe mạnh đầy đủ 8 chân và 2 càng.
- Chọn cua cùng giống để dễ chăm sóc trong quá trình nuôi cua đồng.
- Cua kích thước từ 1,2 – 1,4cm, khoảng 350 – 400con/1kg.
Điều kiện môi trường nuôi cua đồng trong thùng xốp
Đảm bảo các yếu tố sau trong quá trình nuôi:
- Nhiệt độ từ 10 – 310C, tốt nhất khoảng 15 – 250C.
- Lượng oxi hòa tan thấp nhất từ 2mg/l.
- Cua đồng thích hợp ở môi trường có độ pH từ 5,6 – 8.
Thức ăn cho cua đồng
Cua đồng ăn tạp, nên chuẩn bị thức ăn cho chúng cũng không quá khó khăn.
- Có thể cua cho cua ăn bột ngô, khoai lang, bèo, cá nhỏ, tôm, ốc, hến, thức ăn dạng viên,…
- Trong quá trình nuôi cua đồng trong thùng xốp, mỗi ngày cho cua ăn 2 lần, sáng và chiều
- Từ tháng 3 đến tháng 5, cua chủ yếu ăn thức ăn dạng tinh như bột ngô
- Từ tháng 6 đến tháng 9, cua khỏe nên bổ sung thêm khoai sắn, thức ăn viên.
- Từ tháng 10 trở đi, tăng thêm thức ăn động vật.
- Căn cứ vào tình hình thời tiết, nhiệt độ, tăng trưởng của cua mà điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.
Quy trình quản lý và chăm sóc cua đồng
Khi nuôi cua cần đặc biệt chú ý cách chăm sóc khi nuôi:
- Nước trong thùng xốp phải luôn được vệ sinh định kỳ.
- Sục khí giúp mau nhanh chóng lột vỏ, tránh được các bệnh gây hại.
- Cung cấp thức ăn đầy đủ, cho cua ăn đúng cách.
Thu hoạch cua đồng
Sau 9 đến 10 tháng nuôi thì nông hộ có thể xuất bán.
- Trọng lượng cua lúc này khoảng từ 50 – 55 con 1 kg.
- Chọn những con to khỏe, đang có trứng hoặc con nhỏ để tiếp tục nuôi cho vụ sau.
- Với cách nuôi cua trong thùng xốp, thì việc thu hoạch cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Những lưu ý khi nuôi cua
Khi nuôi cua đồng trong thùng xốp, nông hộ cần quan tâm những lưu ý sau:
- Khâu chọn giống cua rất quan trọng, nên chọn những con cua giống chất lượng nhất.
- Nước do cua thải ra có thể dùng hệ thống lọc để tái sử dụng, nhằm góp phần bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
- Lượng thức ăn của cua thay đổi theo từng thời kỳ, người nuôi cần đặc biệt chú ý điều này.
Tìm hiểu thêm: Cách tìm kiếm thức ăn cho cua chất lượng nhất hiện nay.
Kỹ thuật nuôi cua đồng trong thùng xốp cũng không quá khó khăn đối với người mới bắt đầu. Chỉ cần bạn chịu khó học hỏi, tích lũy kiến thức kinh nghiệm là sẽ thành công với mô hình đầy tiềm năng này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm một số kiến thức của các loại thủy sản khác.