Mô hình nuôi mực biển đơn giản mang lại hiệu quả kinh tế cao
Mực biển là loài hải sản cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho con người. Đồng thời còn đem lại giá trị kinh tế cao. Chính vì thế mà mô hình nuôi mực ngày càng được mở rộng. Vậy nuôi mực biển có khó không? Hãy cùng đến với bài viết này để cung cấp thêm kiến thức về nuôi mực biển mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đặc điểm sinh học của mực biển
Mực biển là loài động vật thân mềm, có tên khoa học Sepia esculenta Houle.
- Chúng thường sinh sống ở các cửa sông, biển sâu, vùng nước ngoài khơi.
- Cấu tạo ngoài của mực biển gồm: tua dài, tua ngắn, mắt, đầu (có từ 8 – 10 tay), thân chiếm 70% trọng lượng của chúng, có hình bầu dục, vây bơi, giác bám.
- Hiện nay, có khoảng 500 loài mực sống ở các biển và đại dương, kích thước đa dạng.
- Một số loài nhỏ kích thước chỉ khoảng 2,5cm.
- Người ta cũng tìm thấy con mực to nhất vào năm 2007 với chiều dài 14,5m và nặng gần 500kg.
Quy trình nuôi mực biển đạt hiệu quả tốt nhất
Để việc nuôi mực đạt hiệu quả cao, người nuôi áp dụng đúng quy trình sau:
Chuẩn bị lồng bè
Chọn địa điểm đặt lồng bè là bước đầu tiên và rất quan trọng.
- Địa điểm là nơi có độ mặn cao, có nguồn nước sạch, gần nguồn thức ăn và giao thông tiện lợi.
- Tùy vào số lượng nuôi mà nông hộ chuẩn bị lồng bè có kích thước sao cho phù hợp.
- Lồng bè phải được dọn sạch sẽ trước khi nuôi mực biển.
Đối với lồng bè làm bằng lưới nilon thường kết hợp với các dang khung từ gỗ, sắt, tre hoặc ống kẽm. Bao gồm:
- Phần khung lồng làm từ ống sắt, ống kẽm, tre gỗ có kích thước từ 3×4×2,5m.
- Phần lưới nilon, có các sợi lưới được cột vào khung, lưới loại 210/14 – 210/16.
- Hệ thống phao nổi làm từ các thùng nhựa hoặc styrophoam được bọc vải chống thấm.
- Hệ thống neo bằng chảo chuyên dùng để cố định lồng bè.
Ngoài ra, người nuôi có thể sử dụng lồng bè HDPE cao cấp.
Chọn giống mực nuôi
Cách chọn mực nuôi hết sức thận trọng. Vì nó ảnh hưởng tới quá trình nuôi mực biển sau này.
- Hiện nay, có thể dễ dàng tìm mua giống ở các cơ sở sản xuất giống uy tín.
- Cần chọn những con mực khỏe mạnh, còn nguyên vẹn các bộ phận, không có dị tật.
- Chọn mực giống đồng đều cỡ để tiện chăm sóc, quản lí về sau.
- Trong quá trình di chuyển mực giống cũng cần chú ý, không làm ảnh hưởng đến mực quá nhiều.
Điều kiện môi trường nuôi mực biển
Mực biển là loài khá mẫn cảm với môi trường sống. Vì thế, cần đảm bảo các điều kiện môi trường sau:
- Nhiệt độ từ 22 – 24°C.
- Thường xuyên vệ sinh nước, môi trường sống của chúng.
- Tránh để nước quá bẩn, chúng có thể sẽ chết hoặc bỏ ăn.
Chuẩn bị thức ăn cho mực biển
Bạn nên chuẩn bị thức ăn đầy đủ trước giờ cho mực ăn.
- Thức ăn của mực chủ yếu là những con cá con, hoặc có thể đem cá về sơ chế rồi đem cho chúng ăn.
- Mỗi ngày cho mực biển ăn hai lần vào buổi sáng và buổi chiều.
Quy trình quản lý và chăm sóc mực biển
Thường phải nuôi mực biển trong môi trường có diện tích rộng.
- Chuẩn bị thức ăn đầy đủ, cho mực ăn đủ bữa mỗi ngày.
- Thả thức ăn từ từ vào để không bị chìm. Nếu bị chìm cần moi lên để giữ vệ sinh bè nuôi.
- Định kỳ kiểm tra tình trạng sinh trưởng của mực để có thể xử lý kịp thời.
Cách thu hoạch mực biển
Mỗi lứa mực khoảng 70 – 80 ngày là có thể thu hoạch được.
- Mực thương phẩm đạt trọng lượng từ 5 – 7 con/kg là có thể đem bán ngoài thị trường.
- Với giá mực hiện nay, nếu thuận lợi người nuôi mực biển thu về lợi nhuận khá lớn.
Những lưu ý khi nuôi mực biển
Để không gặp khó khăn trong quá trình nuôi, mọi người cần lưu ý những điều sau:
- Mực rất dế chết nếu môi trường sống quá bẩn hoặc cho ăn không đúng cách.
- Môi trường sống của mực cần vệ sinh định kỳ, thật tỉ mỉ nếu không sẽ gây hại cho mực.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng sinh trưởng, sức khỏe của mực để có những biện pháp kịp thời như thay nước, vệ sinh,…
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách nuôi mực sống tốt nhất hiện tại.
Nuôi mực biển giờ đây không còn quá khó khăn với nông hộ. Tuy nhiên, để đạt năng suất cao sau mỗi vụ là điều không nhiều người đảm bảo được. Chỉ cần áp dụng đúng kĩ thuật nuôi mực biển, kiên trì nghiên cứu học hỏi kiến thức. Bạn sẽ đạt được kết quả đáng mong đợi. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm một số kiến thức khi nuôi một số loài thủy sản khác.