Những chia sẻ của người dân trong mô hình nuôi cá lóc bông
Với giá trị kinh tế cao mà cá lóc bông mang lại, rất nhiều người đã phát triển các loại mô hình để nuôi trồng loại cá này. Và mô hình nuôi cá trong bể lót bạt được nhiều người lợi chọn bởi sự tiện lợi, đơn giản và tiết kiệm. Tuy nhiên, mô hình nào cũng cần có những kiến thức và kĩ thuật riêng. Vậy làm thế nào để nuôi cá lóc bông trong bể lót bạt đạt hiệu quả tối ưu? Hôm nay thuyhaisanvn sẽ chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá lóc bông trong bể lót bạt hiệu quả từ các chuyên gia.
Đặc tính sinh học của cá lóc bông
Tại Việt Nam, cá lóc bông có mặt các vùng nước ngọt đầu nguồn sông Mê-kông và nhiều địa phương nội địa khác. Nơi mà thủy vực có nước tĩnh hoặc dòng chảy chậm như sông hồ, ao, kênh rạch.
Là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ nhà cá lóc ( đạt tới chiều dài 130cm, nặng 20kg). Khi còn nhỏ chúng sẽ tăng trưởng nhanh về chiều dài nhưng từ 3 tháng tuổi, cá sẽ tăng nhanh về trọng lượng. Cá bắt đầu bước vào giai đoạn sinh sản khi được 23-24 tháng tuổi. Cá có kích cỡ 3-4kg, cho ra lượng trứng 7.000 -15.000 trứng.
Mô hình nuôi cá lóc bông trong bể lót bạt
Kỹ thuật xây dựng bể
Việc xây dựng bể chính là yếu tố hàng đầu giúp cho cá phát triển tốt hơn. Vì môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể của cá lóc bông. Chú ý những kỹ thuật xây dựng bể sau đây:
- Diện tích đạt chuẩn: 30-100m2 là diện tích vừa đủ để có thể ngăn thành nhiều bể nhỏ, việc này sẽ giúp quá trình chăm sóc cá tốt hơn. Bởi khi phân tách cá theo trọng lượng sẽ ngăn việc cá lớn ăn cá bé cũng như cho lượng thức ăn phù hợp với kích thước của cá.
- Chiều cao của bể: Lượng nước phù hợp để duy trì sự sống của cá là 0,5-1m. Vì vậy chiều cao tiêu chuẩn của bể là khoảng 1,2-1,5m.
- Lót bể: Điều quan trọng khi sử dụng lót bạt để nuôi trồng thủy sản là phải đảm bảo bạt không hư rách hay bị thủng trong quá trình thi công. Người nuôi trồng có thể xây dựng thêm mái che, nó sẽ giúp ổn định nhiệt độ của môi trường nuôi. Đặc biệt cần thiết kế ống thoát và cấp nước riêng cho mỗi bể.
Chọn giống và thả cá giống
- Tiêu chuẩn chọn giống:
Cá giống phải có kích cỡ đồng đều, trọng lượng mỗi con từ 15-20 gram. Đảm bảo cá khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có màu sắc sáng với cơ thể cân đối và nhiều nhớt.
Việc chọn cá giống có vai trò rất lớn trong việc tạo ra cá thành phẩm có đạt chất lượng hay không. Do đó khi lựa chọn cá giống, người nuôi trồng nên chọn những nơi uy tín hoặc sinh sản nhân tạo có nguồn gốc rõ ràng.
- Cách thả cá giống:
Trước khi thả cá xuống bể, cá giống cần được tắm với nước muối có nồng độ 25-30%. Để tránh cá bị sốc nhiệt nên thả cá vào lúc trời mát như buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Đồng thời nên thả từ từ 20-25 con/m2
Quy trình quản lý và chăm sóc cá lóc bông
- Nguồn thức ăn:
Nguồn thức ăn sẽ quyết định cá có phát triển đúng trọng lượng mong muốn hay không. Do đó cần chọn nguồn thức ăn sạch và có chế độ ăn phù hợp cho cá.
Trong giai đoạn cá nhỏ (2 tháng đầu), nên cho thức ăn được xay nát hoặc bầm nhỏ có thể trộn với cám hoặc tấm nấu chính. Nhưng cần đảm bảo hàm lượng đạm có trong thức ăn là 35%. Khi cá lớn thì chỉ cần băm nhỏ hoặc cắt khúc, lượng đạm có trong thức ăn nên giảm dần xuống 28%, ở tháng cuối là 25%.
- Môi trường nước:
Trước khi thả cá 3-4 ngày, nên cấp nước vào bể với độ cao 0,6m ngâm nước với một số loại chất khử trùng rồi xả vài lần để loại bỏ mùi hóa chất của lót bạt.
Sau khi thả cá và chăm sóc, nên thay nước trong bể thường xuyên, mỗi lần thay 30-40% lượng nước có trong bể.
Những lưu trong mô hình nuôi cá lóc bông trong bể lót bạt
Trong quá trình nuôi cá lóc bông với mô hình bể lót bạt cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề sức khỏe của cá. Bởi môi trường này sẽ rất dễ phát sinh các loại bệnh như: lỡ loét, trắng da, nhiễm giun sán…
Do đó cần thường xuyên theo dõi hoạt động của cá để nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu khác lạ như bỏ ăn, bơi không bình thường, tróc vảy nhiều,…để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Thông tin hướng dẫn thuốc đặc trị ký sinh trùng gây bệnh cho cá lóc VIME-CLEAN.
Ưu điểm của mô hình nuôi cá lóc bông trong bể lót bạt.
- Giúp cho việc chăm sóc và thu hoạch cá thành phẩm thuận tiện và dễ dàng hơn.
- Làm vệ sinh trong quá trình nuôi và sau khi thu hoạch nhanh chóng.
- Chủ động hơn trong việc bảo vệ môi trường bể cá.
- Tận dụng được các diện tích, dụng cụ làm bể trong vườn nhà
- Chi phí thi công và lắp đặt tiết kiệm hơn so với các mô hình khác
Trên đây là thông tin chi tiết về mô hình nuôi cá lóc bông trong bể lót bạt. Hi vọng với những kiến thức này có thể giúp bạn trang bị thêm được những kỹ năng nuôi cá lóc bông vừa phù hợp với tài chính vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số mô hình nuôi cá lóc khác tại đây.