Tổng quan về thủy hải sản Việt Nam hiện nay
Thủy hải sản Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Hằng năm, theo viện nghiên cứu lượng hải sản mà người dân chúng ta sử dụng cho bữa ăn ngày càng nhiều.Ngoài ra, hải sản biển của nước ta được rất nhiều quốc gia lớn sử dụng và quan tâm đặc biệt. Do đó, cho thấy tầm quan trọng của thủy hải sản của Việt Nam là như thế nào. Vậy chúng ta cũng điểm qua những thông tin quan trọng về thủy hải sản Việt Nam nhé!
Tổng quan về vùng biển Đông
- Diện tích (Land area): 329.560 km2
- Chiều dài bờ biển (Coastline) : 3.260 km
- Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ): 1 triệu km2
- Tổng sản lượng thủy sản (2020): 8,4 triệu tấn
Khai thác: 3,85 triệu tấn
Nuôi trồng thủy sản: 4,56 triệu tấn
- Giá trị XK 2020: 8,5 tỷ USD
- Lực lượng lao động: Hơn 4 triệu người
- Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia:
- Chiếm 4-5% GDP;
- 9-10% tổng kim ngạch XK quốc gia.
- Đứng thứ 5 về giá trị XK (sau: điện tử, may mặc, dầu thô, giày dép)
Cơ hội và thách thức của ngành thủy hải sản Việt Nam
- Chính phủ Việt Nam, ngành thủy sản và doanh nghiệp thủy sản ngày càng quan tâm đến an toàn thực phẩm, trách nhiệm môi trường – xã hội, các nhà máy chế biến đều áp dụng HACCP, ngày càng nhiều vùng nuôi, nhà máy chế biến đạt các chứng nhận bền vững như ASC, GLOBAL GAP, MSC,VietGAP…
- Chính phủ, Bộ NN, TCTS và các cơ quan ban ngành ngày càng quan tâm phát triển ngành TS với mục tiêu và kế hoạch phát triển lớn. (QĐ số 1445/QD-TTg ngày 16/8/2013, phê duyệt KH tổng thể phát triển ngành TS đến 2020, tầm nhìn tới 2030 )
- Có thể cung cấp khối lượng lớn thủy sản an toàn, chất lượng ổn định nhờ nguồn cung dồi dào với tiềm năng của 28 tỉnh ven biển, nguồn đất/nước NTTS và ngành chế biến phát triển với hơn 600 DN XK.
- Tất cả DN chế biến, XK đều là tư nhân, có thể chủ động đầu tư cho ngành thủy sản.
- Công nghệ chế biến phát triển có thể tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, có giá trị gia tăng cao.
- Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng các nước nhờ nguồn cung ổn định, và áp dụng các mô hình khép kín, liên kết chuỗi tốt trong các ngành hàng.
- Có nguồn lao động tay nghề cao và ổn định
- Có nhiều hiệp định FTA với các nước và vùng lãnh thổ mang lại lợi thế về thuế XNK và cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay, VN đã tham gia 16 FTA, với các nước tham gia chiếm 73% XK thủy sản VN, trong đó 13FTA đã ký (chiếm 71% XK)
- Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ T8/2020 và hiệp định UKVFTA sẽ thúc đẩy XK sang EU và Anh
Định hướng chiến lược thủy hải sản Việt Nam
Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với các mục tiêu sau:
Mục tiêu chung đến năm 2030
Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 – 4,0%/năm.
- Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 7,0 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 – 16 tỷ USD.
- Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước. Xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng dân cư văn minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng gắn với xây dựng nông thôn mới.
Tầm nhìn đến năm 2045
Thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới; giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm; bảo đảm an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh; lao động thủy sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.