Giới thiệu kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt mang về siêu lợi nhuận
Kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt hẳn là mô hình khá quen thuộc đối với nhiều bà con. Tuy nhiên, để thu về siêu lợi nhuận thì việc nắm chắc các kỹ thuật nuôi trồng là vô cùng quan trọng. Nếu bà con vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết sau đây để tìm được hướng đi phù hợp, giúp cho mô hình nuôi ếch trong bể bạt mang lại hiệu quả cao nhất nhé!
Đặc tính sinh học của loài ếch
Trong điều kiện nuôi, ếch giống sau một tháng có thể đạt tới 25-30g/con, sau 3 đến 4 tháng trọng lượng có thể đạt khoảng 80-100g/ con. Ếch nuôi sẽ lớn hơn nhiều so với ếch sống tự nhiên. Bởi vì, ở môi trường này ếch trưởng thành chỉ đạt 50-60g.
Ếch tới tuổi thành thục chủ yếu vào mùa xuân khi chúng được 1 tuổi. Đến 2-3 tuổi, sẽ cho ra thế hệ con tốt hơn lúc đầu. Ếch để trứng vào tháng 3 đến tháng 7 âm lịch, một lần sinh sản ếch cái có thể cho ra từ 2500 đến 3000 trứng, con số nay sẽ tăng lên 4000 đến 5000 trứng khi chúng được 3 đến 4 năm tuổi.
Kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt
Ếch là loài động vật vừa sống trên cạn vừa sống được dưới nước, có thể nói là một loài khá dễ thích nghi với môi trường. Tuy nhiên, nếu không được nuôi trồng đúng cách, ếch thành phẩm khó mà đạt chất lượng như mong muốn. Nếu bà con có ý định nuôi ếch với quy mô nhỏ thì mô hình nuôi trong bể bạt sẽ vô cùng phù hợp. Sau đây là hướng dẫn kỹ thuật nuôi ếch trong bể bạt mà bà con có tham khảo.
Thiết kế bể nuôi
- Bà con có thể thiết kế bể nuôi theo hình chữ, vuông, elip,…sau cho phù hợp với diện tích vườn nhà của mình.
- Độ cao trung bình khoảng 1,2m -1,5m. Nếu thấp hơn độ cao này ếch có thể nhảy ra ngoài hoặc động vật khác như chuột, rắn vào cắn.
- Diện tích từ 5-10m2 cho một bể nuôi.
- Để có nơi ếch trú nghỉ, bên trong bể nên có thêm bè bằng gỗ, tre cao khoảng 20cm. Đồng thời bể cũng nên có độ nghiêng về khu vực ống thoát nước để dễ dàng thay nước cho bể.
Cách chọn và thả ếch giống
Cách chọn ếch giống:
- Ếch giống phải có chân đạp mạnh, thân không bị viêm nhiễm hay có bất kỳ dị dạng nào.
- Nên chọn ếch từ 1,5 tháng tuổi có chiều dài trung bình từ 4 cm đến 6 cm. Không nên chọn con nhỏ hơn vì tốn thêm rất nhiều thời gian để chăm sóc.
Cách thả ếch giống:
- Trước khi thả, ếch cần được tắm qua nước muối pha loãng có độ muối tầm 3%. Việc này nhằm loại bỏ các vi khuẩn nấm, bệnh ngoài da còn đang bám trên thân ếch. Bà con nhớ tắm ếch tầm 15-30 phút đừng tắm quá lâu có thể làm da ếch bị tổn thương.
- Nên thả ếch vào buổi sáng sớm hoặc trời mát. Tránh trời nắng gắt vào buổi trưa vì có thể làm sốc nhiệt gây chết ếch.
- Vào tháng đầu tiên bà con có thể thả 150-200 con/m2 . Sao đó giảm dần ra 100-150 con vào tháng thứ 2, tháng thứ 3 khi ếch bắt đầu trưởng thành thì còn 80-100 con/m2 .
Những loại thức ăn của loài ếch
Loài ếch có thể ăn được các loại cá tạp nhỏ, ngoài ra bà con có thể cho ăn cám viên hoặc tận dụng ngô, hạt đậu nành cũng như các loại bã đậu cho ếch.
Nếu cho ăn thức ăn tươi sống, bà con cần chú ý nếu sau 2 tiếng vẫn còn thức ăn thừa thì nên vớt thức ăn ra ngay để tránh gây mùi cũng như viêm nhiễm ở ếch.
Đối với nguồn thức ăn tự chế, bà con cần đảm bảo nguồn gốc an toàn và rõ ràng. Loại thức ăn này giúp tiết kiệm được 30-35% chi phi trong nuôi trồng nên được đa số các nông hộ lựa chọn.
Quy trình quản lý và chăm sóc trong kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt
Trong quá trình nuôi, bà con cần quản lý và chăm sóc nguồn nước cũng như lượng thức ăn sao cho phù hợp với ếch nhất, cụ thể như:
- Nên kiểm tra sau mỗi lần cho ếch ăn để từ đó đưa ra và điều chỉnh một chế độ ăn phù hợp hơn. Vừa tránh làm ô nhiễm nguồn nước, vừa tránh lãng phí thức ăn.
- Chủ động bổ sung các loại thuốc dinh dưỡng khác cho ếch như vitamin, men tiêu hóa. Những sản phẩm này sẽ giúp ếch tăng sức đề kháng cũng như mau chóng sinh trưởng.
- Nước cần được thay vào buổi sáng sớm hoặc vào chiều tối nhưng nên thay trước khi cho ếch ăn.
Một số bệnh thường gặp khi thực hiện kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt
Trong bất kỳ mô hình nuôi trồng nào cũng có thể xuất hiện bệnh. Do đó, để phòng bệnh bà con cần biết những bệnh nào thường gặp ở ếch. Đồng thời đưa ra các phương án giải quyết hợp lý và nhanh chóng. Sau đây là một số bệnh mà bà con cần lưu ý:
- Bệnh đầy hơi chướng bụng ở ếch
- Ruột của ếch bị lồi ra ngoài
- Vào mùa hè, ếch rất dễ bị bệnh bỏng nước ở các vị trí như cằm, lưng.
Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt
Để ếch phát triển toàn diện và mang lại thành phẩm chất lượng. Khi thực hiện kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt, bà con nên lưu lại những điều sau đây:
- Thường xuyên thay nước cho ếch, đảm bảo môi trường nước không bị ô nhiễm
- Nên theo dõi các hoạt động, chế độ ăn của ếch khi phát hiện có bất kỳ dấu hiệu lạ nào thì các nông hộ cần tìm ra nguyên nhân và phải chữa trị kịp thời.
Hi vọng với những gì mà chúng tôi cung cấp ở trên, bà con có thể tự lập ra kế hoạch chi tiết và bắt tay vào thực hiện kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt. Từ đó, giúp bà con thu về nhiều lợi nhuận, cải thiện kinh tế của mình. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm một số kiến thức liên quan đến các loài thủy sản khác.