
Cách trồng cây ớt cực đơn giản ai cũng làm được
Ớt là một trong những loại gia vị đặc trưng không thể thiếu trong bữa ăn của gia đình Việt. Không chỉ vậy trong ớt còn có giá trị dinh dưỡng cần thiết cho con người chúng ta. Trong cuộc sống hằng ngày ớt chỉ chiếm phần nhỏ. Nhưng sự có mặt của nó là điều không thể thiếu trong một bữa ăn ngon. Hầu như mọi gia đình đều có một góc nhỏ để dành tự tay trồng trọt và chăm sóc giống cây mình thích. Và cây ớt là một trong những giống cây luôn hiện diện trong góc nhỏ đó. Bạn đã biết rõ cách trồng cây ớt chưa? Chuyên gia nông nghiệp sẽ bật mí cho bạn cách trồng ớt cực đơn giản ai cũng làm được.
Tiến hành chuẩn bị trồng cây ớt
Đầu tiên các bạn cần chuẩn bị những thứ cần thiết cho giống cây như giống và đất. Đây là 2 yếu tố không thể thiếu trong bất kì loại cây trồng nào.

Chuẩn bị đất trồng cây ớt
Khác với các loại cây trồng như nha đam hay dưa chuột. Đất trồng ớt đa dạng loại khác nhau như đất pha cát, đất thịt pha sét hay đất phù sa ven sông. Thậm chí có thể là đất canh tác lúa. Cây ớt có thể thích nghi với nhiều điều kiện khác nhau, chỉ cần đất tơi xốp, thoáng khí và nhiều chất dinh dưỡng là được.
Điều lưu ý cho các bạn trong cách trồng cây ớt là khi mới lấy đất về. Bạn không nên sử dụng đất đó để trồng cây luôn mà nên dọn sạch cỏ, bổ sung thêm nước để đất có độ ẩm, dễ trao đổi oxy. Không những thế, để làm giàu dưỡng chất của đất trồng và khử sạch vi khuẩn bạn nên bón thêm một lớp vôi và phân NPK nữa nhé!
Chọn giống cây trồng
Ớt thuộc top cây quả đa dạng, có các loại khác nhau như: Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Biếm, ớt Hiểm. Ngoài ra ở miền Trung còn có nhiều loại ớt khác như: Chìa Vôi hay Sừng Bò. Bạn có thể dựa theo sở thích và mục đích của gia đình để chọn giống ớt phù hợp.
Sau khi chọn được giống ớt phù hợp với nhu cầu. Các bạn có thể ra siêu thị hoặc chợ mua hạt ớt được bán sẵn hoặc dùng hạt ớt ăn để trồng. Lời khuyên là các bạn nên dùng cách thứ nhất. Bởi hạn giống đó đã qua xử lý, có khả năng kháng sâu bệnh tốt hơn. Hoặc các bạn vẫn muốn dùng cách thứ hai thì sẽ có giải pháp cho các bạn đây. Sau khi lấy trực tiếp từ quả cần được ngâm với trà hoa cúc hoặc oxy già để hạt được khỏe mạnh.
Cách trồng cây ớt mang lại hiệu quả cao
Ngâm ủ hạt giống
Muốn hạt ớt nảy mầm thì bạn cần ngâm chúng trong nước 50 độ khoảng 2 đến 8 tiếng. Nhằm thúc đẩy chúng mau chóng nảy mầm. Muốn có được nước ấm ở 50 độ thì bạn pha nước nóng và nước lạnh theo tỷ lệ 2:3 là được.
Tiến hành gieo hạt ớt
Để việc gieo hạt đơn giản nhất có thể, bạn không cần đầu tư khay gieo hạt chuyên nghiệp. Mà chỉ cần dùng khay làm đá, đục vài lỗ bên dưới rồi gieo hạt vào là được. Sau khi gieo hạt trong khay xong bạn nên để hạt ở nơi có nhiệt độ ấm tránh để nóng. Hoặc bạn có thể dùng bóng đèn sợi đốt để cung cấp nhiệt cho chúng. Việc này sẽ thúc đẩy quá trình hạt mau chóng nảy mầm.
Khi bạn thấy hạt ớt có dấu hiệu nảy mầm thì cần theo dõi kỹ để ý chúng đến khi tạo thành cây con. Đến khi cây con cao từ 10 tới 15cm thì bạn chọn những cây khỏe mạnh, đánh ra khỏi khay và đem đi trồng vào từng chậu đã chuẩn bị sẵn.

Cách trồng cây ớt con ra những chậu riêng
Có một cách trồng cây ớt nếu bạn không muốn tốn công gieo hạt. Thì bạn hoàn toàn có thể trồng bằng cây con. Mỗi ngày, mang cây ra tắm nắng vài giờ. Số giờ cứ tăng dần cho tới khi chúng hoàn toàn thích ứng với môi trường tự nhiên.
Để cây phát triển tốt, bạn có thể bón thêm phân NPK cho cây 2 lần. Một lần là khi cây được 20 tới 25 ngày tuổi. Hai là khi cây bắt đầu kết quả. Việc tỉa cành, tỉa nhánh cho cây, nhất là ở dưới gốc sẽ giúp cây được “nhẹ”, thông thoáng, phát triển tốt.
Cách chăm sóc cây ớt và thời điểm vàng để thu hoạch
Hướng dẫn chăm sóc cây hằng ngày:
- Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới thấm là phương pháp tốt nhất, vừa tiết kiệm nước và không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả dùng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.
- Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
- Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thụ trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đổ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.
Thu hoạch: Sau khi chăm sóc trong khoảng 2 – 3 tháng, cây sẽ bắt đầu ra hoa và quả. Bạn có thể đặt chậu hoa ớt ngay trên ban công để trang trí cho ngôi nhà thêm xinh. Khi ớt ra trái khoảng 35 – 40 ngày và chuyển màu đỏ hết thì nên thu hoạch để có được những quả chất lượng nhất, khi thu hoạch cần cắt hết cuống trái nhưng không được làm gãy cành và nên thu hoạch 2 ngày 1 lần.

Một số loại bệnh thường gặp trong cách trồng cây ớt
- Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire… để phòng trị.
- Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.
- Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis…
- Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B,….
- Bệnh héo chết cây: Đối với bệnh do vi khuẩn, cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rải vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.
- Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil,…
Trên đây là toàn bộ kiến thức chia sẻ về cách trồng cây ớt được nhiều người áp dụng và rất thành công. Mong bài viết này sẽ đến được với các bạn và giúp các bạn trồng được những loại ớt ưa thích. Chúc các bạn thành công. Xem thêm: Cây chó đẻ và những công dụng thần kỳ bạn không thể bỏ qua.