
Cách trồng dưa lưới tại nhà thu hoạch trái mọng nước
Dưa lưới là loại trái cây phổ biến, có giá trị kinh tế cao và được nhiều người ưa chuộng. Bởi không những sự thơm ngon, có vị ngọt, mát. Mà dưa lưới còn có nhiều công dụng, chứa nhiều hàm lượng những khoáng chất, vitamin tốt cho sức khỏe. Muốn trồng được loại dưa này, bạn cần tìm hiểu kỹ quy trình, kỹ thuật để đạt được kết quả tốt. Sau đây các chuyên gia nông nghiệp sẽ mang đến cho các bạn cách trồng dưa lưới tại nhà đơn giản và hiệu quả. Để cho ra những quả dưa đạt chuẩn chất lượng mời các bạn tham khảo nhé!

Dưa lưới được trồng ở đâu
Dưa lưới là loại cây sinh trưởng rất tốt trong điều kiện nhiệt đới, thời tiết nắng nóng như Việt Nam. Ở Việt Nam, dưa lưới được trồng nhiều nhất ở Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Với điều kiện phát triển như khí hậu ấm áp, khô ráo và cần nhiều ánh sáng thì dưa lưới có thể trồng được ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Cách trồng dưa lưới tại nhà từ đó cũng phát triển rộng.
Thời gian và điều kiện để trồng dưa lưới
Tuy dưa lưới có thể trồng được ở cả 3 miền nhưng khí hậu ở từng vùng khác nhau nên thời điểm thích hợp để trồng dưa cũng khác nhau. Dưa được trồng quanh năm tại Miền Nam. Tuy nhiên miền Trung và miền Bắc hạn chế trồng vì mùa mưa bão, rét lạnh. Vì thời điểm này thời tiết khá lạnh dưa không thể phát triển được, dễ sâu bệnh. Nhiệt độ thích hợp để trồng dưa ở 20-35ºC. Ngoài ngưỡng nhiệt độ này thì dưa chậm, phát triển không đạt, chất lượng và năng suất dưa tăng trưởng kém. Trung bình, kể từ ngày gieo trồng cho đến ngày thu hoạch sẽ mất khoảng 70 – 80 ngày.
Chuẩn bị cách trồng dưa lưới tại nhà hiệu quả
Hiện nay dưa hấu rất đa dạng giống cây trồng, tùy theo sở thích mà các bạn chọn cho mình loại quả thích hợp. Chuẩn bị các vật dụng và nơi để trồng cây hiệu quả mà một số lưu ý đi kèm các bạn đọc tham khảo phần dưới đây nhé!
Chọn hạt giống dưa lưới
Hiện nay có khá nhiều giống dưa lưới như: dưa lưới ruột vàng (giống Mỹ, giống Châu Âu), dưa lưới ruột xanh, và nhiều giống dưa lưới khác như dưa lưới Ananas, dưa lưới Apollo,… Trên thị trường hiện nay có các loại dưa: dưa lưới Tú Thanh, dưa lê trắng, dưa lưới giống nhật Taki, dưa lưới ruột đỏ, dưa lưới Hoàng kim, dưa lưới dài.
Mỗi loại sẽ có những đặc tính, giá trị dinh dưỡng và giá cả khác nhau. Tùy vào sở thích, điều kiện, mà cách trồng dưa lưới tại nhà khác nhau. Các bạn nên tìm hiểu và chọn cho mình giống dưa phù hợp. Bạn phải mua các loại hạt giống tại cửa hàng uy tín. Hoặc là lấy hạt từ những quả dưa lưới mà mình đã sử dụng.
Cách trồng dưa lưới tại nhà ở vị trí tốt
Đặc tính của cây là ưa sáng nên có thể trồng ở những nơi đầy đủ ánh sáng và rộng rãi, ít trực xạ nắng sáng đến 13h. Không nên trồng cây ở những nơi ẩm, chật hẹp vì cây sẽ khó phát triển và ít ra trái.

Lựa chọn đất và phân trồng
Đất trồng dưa lưới phải là đất giàu dinh dưỡng, đất tơi xốp dễ thoát nước. Loại đất thích hợp để trồng dưa lưới là đất trộn trấu, loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa. Ngoài ra tại các cửa hàng bán cây cảnh có bán các loại đất dành cho cây dưa lưới.
Phân bón thì mình có thể tận dụng phân chuồng hoai mục từ các loại động vật (trâu, bò, gà,..). Tận dụng những rác thải hữu cơ như vỏ, rau củ, quả rồi ủ thành phân. Hoặc đơn giản nhất là ta ra mua phân tại cửa hàng cho cây cảnh. Các loại phân có thể mua như phân trùn quế, phân bò, phân hữu cơ, xơ dừa,..
Chuẩn bị chậu phù hợp để trồng dưa
Bạn có thể chọn thùng xốp, thùng nhựa, chậu hoặc tận dụng bao tải để trồng đều được. Kích cỡ to phù hợp để trồng dưa lưới, tuy nhiên cần lưu ý phải đục lỗ ở dưới đáy để tăng khả năng thoát nước. Tạo sự thông thoáng trao đổi oxi trong đất, để cây không bị ngập úng và phát triển tốt.
Cách trồng dưa lưới tại nhà qua 4 bước đơn giản
Ươm hạt
Lấy hạt ngâm với nước ấm trong khoảng từ 4-6 tiếng, chú ý thay nước ấm khi nước lạnh. Sau đó, dùng vải để ủ hạt và đảm bảo đủ độ ẩm. Nếu là hạt lấy trực tiếp từ quả thì không cần ngâm. Ta chỉ cần loại bỏ những hạt lép và kém chất lượng bằng cách đổ nước vào và loại bỏ những hạt nổi.
Sau khoảng 1 ngày hạt bắt đầu nứt nanh thì ta cho ra đất đã chuẩn bị. Dùng tay đục 1 lỗ nhỏ và đặt một hạt vào, khoảng cách giữa các hạt cách nhau 1 khoảng phù hợp. Đặt nơi thoáng mát, hứng ánh nắng và tưới nước giữ ẩm tránh tưới quá nhiều cây sẽ bị ngập úng.
Sau 2 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm. Sau 8-10 ngày cây bắt đầu cứng cáp thì đem ra chậu trồng.
Cách trồng dưa lưới tại nhà bằng phương pháp trồng cây non
Mang cây con còn nguyên bầu đất và chậu trồng đã chuẩn bị. Đặt vào chỗ hố đất đã đào, sau đó vùi đất lên, phủ kín gốc. Luôn giữ mát cho cây, khoảng cách giữa các gốc khoảng 40 cm, giữa các hàng 120 cm. Đảm bảo độ ẩm cho cây, tưới 2 lần/ngày.
Trong cách trồng dưa lưới tại nhà thi cây con là phần cần quan tâm nhất. Vì đây sẽ là lúc cây cần được bồi đắp thêm lượng dinh dưỡng cần thiết để phát triển mạnh hơn.

Chăm sóc dưa lưới sau khi trồng
Cách trồng dưa lưới tại nhà cần phải có một quá trình chăm sóc kỹ lưỡng và hết sức cẩn thận:
- Tưới nước: Cây con cần được giữ ẩm, lượng nước tưới 1 ngày khoảng 0,5-0,7l/cây. Tưới nhiều hơn khi trời nắng gắt, ít hơn khi trời dịu mát, tránh tình trạng ngập úng cho cây. Cắt giảm lượng nước tưới cho cây trước khi thu hoạch từ 8-10 ngày để trái ngọt và giòn hơn.
- Bón phân: Giai đoạn đầu cần nhiều đạm, giai đoạn tạo hoa trái cần nhiều lân. Sắp thu hoạch cần nhiều kali, bón với lượng nhỏ cỡ lòng bàn tay tần suất 10 ngày/lần. Giai đoạn ra nhánh cần bón 7 ngày/lần để cay đủ dinh dưỡng. Rải đều phân trên mặt đất cách gốc một khoảng hoặc rải quanh thành chậu trồng. Nên ngừng bón phân 7 ngày trước khi thu hoạch. Giá phân bón hôm nay.
- Làm giàn: Khi cây được 5-6 lá ta nên làm giàn cho cây, đóng cọc hoặc dùng giây buộc nhẹ cây vào lưới.
- Cắt tỉa: Khi cây được 5-6 lá hãy cắt bỏ các lá và những nhánh lẻ. Giữ lại nhánh lẻ khi cây có lá thứ 8, 9. Khi cây có 22-25 là thì cắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả.
- Thụ phấn cho cây: Thụ phấn giúp cho dưa lưới có tỷ lệ đậu quả cao và quả to hơn. Ngắt bông đực( mọc sát nách cuốn lá), ngắt bỏ cánh hoa, cầm nhị chà nhẹ vào bầu nhụy hoa cái để phấn rụng lên đầu. Thụ phấn 4-6 hoa cái, sau này đậu thì cắt bỏ trái bé kém phát triển, giữ lại trái to và khỏe.
Thu hoạch và bảo quản
Khi dưa được 70-80 là có thể thu hoạch. Khi dưa chín trên cuống xuất hiện những đường nứt trắng kéo dài xuống quả. Nên nhớ hãy ngắt nước vài ngày trước khi thu hoạch nhé.
Lưu ý khi trồng cây dưa lưới tại nhà
- Phải chọn loại hạt giống tốt, kháng bệnh, phù hợp với điều kiện khí hậu.
- Nên chọn hạt giống thuần chủng sẽ cho chất lượng cao, quả đạt chuẩn, to và ngọt, khả năng nảy mầm cao và không cần ngâm ủ mà có thể trồng trực tiếp.
- Không nên mua loại hạt giống lai ghép, hạt giống nội địa, không có thương hiệu rõ ràng. Loại hạt giống này có sức đề kháng và nảy mầm kém. Đặc biệt có khả năng ảnh hưởng đến cho năng suất trái.
Như vậy bài viết đã hướng dẫn đầy đủ cho các bạn cách trồng dưa lưới tại nhà đơn giản mà cực chi tiết. Đây là quá trình được nhiều bạn áp dụng và rất thành công. Thu được những quả dưa mọng nước ngon, ngọt và mát. Không kém phần khi mua ở ngoài hơn nữa đảm bảo chính tay bạn trồng. Nên chất lượng sẽ được an toàn và yên tâm hơn rất nhiều. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn trồng dưa lưới tại nhà thành công mỹ mãn nhé! Xem thêm: trồng cây ớt tại nhà cực đơn giản ai cũng có thể làm.