Hệ số chuyển đổi thức ăn thủy sản FCR là gì?
Thức ăn là chất xúc tác giúp cho thủy sản phát triển mạnh. Nhưng để thức ăn chuyển hóa hết thành chất dinh dưỡng đó là câu chuyện vô cùng khó khăn. Bởi thủy sản đôi lúc sẽ gặp nhiều vấn đề về đường tiêu hóa. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn cho thủy sản).
Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR là gì
Hệ số chuyển đổi thức ăn cho thủy sản được viết tắt là FCR (hay còn gọi là tỉ số phản ánh hiệu suất của thủy sản). Hay còn được hiểu như là người nuôi cần tốn bao nhiêu kg thức ăn để có được 1kg tăng trưởng của cá. Hiểu nôm na theo công thức sau:
Tổng lượng thức ăn tiêu thụ (kg)
Hệ số chuyển đổi thức ăn thủy sản FCR = ——————————
Tổng lượng thủy sản tiêu thụ (kg)
Những yếu tố ảnh hường đến FCR
Hiện nay, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỉ số chuyên đổi thức ăn của thủy sản FCR như: con giống, môi trường nước, thức ăn, dịch bệnh, cách thức quản lý… Mỗi loài nuôi và mỗi loại thức ăn ở mỗi điều kiện nuôi khác nhau sẽ có tỉ lệ FCR khác nhau. Tối ưu hóa hay làm giảm FCR sẽ góp phần làm giảm chi phí nuôi, giảm ô nhiễm môi trường và qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Những cách làm giảm tỉ lệ chuyển đổi thức ăn thủy sản FCR
Ngay nay có rất nhiều cách làm giảm tỉ lệ chuyển đổi thức ăn thủy sản FCR, nhưng chúng tôi sẽ giới thiệu cho quý khách 5 cách dễ dùng và dễ thực hiện nhất:
Quản lý môi trường nuôi trồng
Cá sống trong nước nên việc bắt mồi, tiêu hóa thức ăn cũng như các yếu tố sức khỏe và sinh trưởng của nó đều bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường nước nuôi. Vì vậy FCR cũng bị ảnh hưởng trực tiếp. Quản lý tốt môi trường nước nuôi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc giảm thấp hệ số FCR cho mỗi vụ nuôi.
Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến việc ngăn ngừa và loại bỏ các động vật giáp xác như cá tạp, cua còng… có trong ao để giảm nguy cơ làm gia tăng FCR gây ra bởi việc tiêu thụ thức ăn từ những loài không mong muốn này.
Lưu ý việc tạo môi trường sống sạch, giàu oxy hòa tan là biện pháp phòng bệnh rất hữu hiệu cho động vật thủy sản. Hầu hết động vật sống trong môi trường có đủ oxy hòa tan thường khỏe mạnh, ít bệnh tật.
Bật quay nước khi cho ăn
Tháng đầu tiên của mùa vụ, không nên bật quạt nước khi cho tôm, cá ăn. Nên duy trì bật quạt nước lúc cho ăn khi qua tháng thứ 2 của mùa vụ.
Đặc biệt trong trường hợp nước trong, nước đục hoặc các ngày có mây mù. Nên đặt nhá trước thức ăn được trộn với chất khoáng hoặc vitamin tại vùng rìa khu vực. Nhằm mục đích gom tụ chất thải để kiểm tra thủy sản yếu và giúp nó có được thức ăn, phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Chọn giống nuôi tốt
Con giống nuôi có chất lượng tốt là con giống sạch bệnh, có tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Con giống khỏe mạnh, tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ làm cho tốc độ và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt. Do đó sẽ làm giảm nhiều tỉ lệ FCR. Ngược lại, những con giống chất lượng kém (cận huyết, dị tật, mang mầm bệnh, còi cọc, không đồng đều, trày da…). Sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng thức ăn kém và làm cho tỉ lệ FCR tăng cao. Ngoài ra, còn những yếu tố khác ảnh hưởng đến con giống như sau:
- Nên chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, tại ở các cơ sở uy tín, đáng tin cậy.
- Cảm quan về con giống tốt: Bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng, kích cỡ đồng đều, không dị hình dị tật.
- Con giống cần nên được luyện (hay thuần dưỡng) kỹ trước khi được thả vào môi trường nuôi mới.
Lựa chọn nguồn thức ăn chất lượng
FCR bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có chất lượng thức ăn. Để nguồn thức ăn có chất lượng giúp thủy sản tiêu hóa tốt và đạt hiệu quả cao, thì thức ăn cần đạt những tiêu chí sau:
- Đồng đều về kích thước, hình dạng và màu sắc
- Ít bụi, bề ngoài cực mịn
- Sử dụng thuốc fl20 để gây mùi kích thích thủy sản ăn mạnh
- Không rã trong nước sau 2 giờ, không chứa tạp chất, nấm mốc.
- Nguồn thức ăn tăng cường sức khỏe
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước nuôi, hạn chế bệnh tật cho cá góp phần giảm chi phí và giá thành nuôi.
- Đảm bảo về an toàn chất lượng và khả năng truy xuất nguồn gốc.
Điều chỉnh thức ăn một cách hợp lý
Trong quá trình nuôi thủy sản có rất nhiều vấn đề ngoài ý muốn xảy ra. Vì vậy, chúng ta cần điều chỉnh cho hợp lý. Những trường hợp mà chúng ta cần cân nhắc điều chỉnh như sau:
- Trường hợp cho ăn gặp mưa: Cho ăn 50% hoặc chờ hết mưa
- Trường hợp màu nước tảo đậm đặc: Cho ăn 70% hoặc chờ đến khi tảo giảm
- Tôm lột xác nhiều (pH= 8-9): Cho ăn 30% vào buổi sáng, 40% vào buổi chiều và 10% vào buổi tối.
- Tôm đang lột xác (pH<8): Cho ăn 80%
- Trời gió nhiều: Cho ăn 60%
- Trường hợp tảo tàn: Cho ăn 50% cho đến khi nước được làm sạch bằng quạt mạnh hoặc bằng thuốc cloramin T.
- Thay nước ít: Cho ăn 80% chưa làm 2 bữa
- Thay nước nhiều: Cho ăn 50% trong 1 ngày
- Trường hợp dùng hóa chất xử lý nguồn nước: cho nhịn ăn 1 bữa
- Tôm nổi đầu vào gần sáng: Cho nhịn ăn 1 ngày
- Thời tiết thay đổi thất thường: Cho ăn 70%-80% cho đến khi thời tiết ổn định trở lại
Với những thông tin trên hi vọng sẽ mang lại lượng kiến thức bổ ích về tỉ lệ FCR cho bà con. Hãy theo dõi chúng tôi để có những thông tin hay về thủy sản nhé.
5 Comments
[…] Giúp giảm hệ số chuyển đổi thức ăn FCR. […]
[…] hấp thụ các chất dinh dưỡng => Giảm FCR (tỉ lệ chuyển đổi thức […]
[…] gian nuôi 8 – 9 tháng là có thể thu hoạch. Thì bà con nên chú trọng đến tỉ lệ FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn) phải nằm trong khoảng 1,8 – 2,0 là tốt […]
[…] FCR cao […]
[…] Thức ăn công nghiệp như: cám, bột cá, bã đậu nành… kèm theo bảng hướng dẫn, khẩu phần ăn, hệ số thức ăn cho từng loại thức ăn. Ví dụ: Hệ số thức ăn FCR = 1,6 – 1,8 (giải thích chi tiết FCR tại đây). […]