
Khoáng cho tôm và cách bổ sung đạt hiệu quả cao
Tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm nuôi phụ thuộc lớn về việc bổ sung khoáng cho tôm đúng cách. Đặc biệt vào thời điểm nhạy cảm khi tôm cần bổ sung để lột vỏ. Vậy làm thế nào để bổ sung đạt hiệu quả cao và đảm bảo đúng cách. Bài viết dưới đây là câu trả lời chuyên giả thủy hải sản mang đến cho các bạn.
Cách bổ sung khoáng cho tôm
Tôm hấp thụ khoáng qua hai cách: Khoáng tạt ao tôm và khoáng trộn thức ăn. Thậm chí tôm có thể hấp thụ khoáng trực tiếp từ môi trường thông qua mang. Nên việc tạt trực tiếp vào trong nước để bù lại lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác tôm là việc rất cần thiết. Đối với ao nuôi có độ mặn thấp, tôm sẽ khó hấp thụ khoáng hòa tan trong nước. Trường hợp này cần bổ sung khoáng cho tôm vào khẩu phần thức ăn chăn nuôi.
Để quá trình tôm lột vỏ được đảm bảo, tăng trưởng bình thường và tỷ lệ sống cao. Đối với môi trường có độ mặn cao, nhu cầu về Ca2+, J+ và Mg2+ phải được đáp ứng. Tuy nhiên nếu môi trường tôm sống có độ mặn thấp hơn 4%. Thì phải bổ sung 5 – 10 mg K+/l và 10 – 20 Mg2+/l. Trong nước nuôi tôm, tỷ lệ Na:K phải đạt 28:1 và Mg:Ca là 3,1:1.
Trong trường hợp do tôm thiếu hàm lượng Ca, Mg, P. Dẫn đến hiện tượng tôm mềm vỏ kéo dài, tôm khó lột xác, hàm lượng P trong nước rất ít. Do đó phải bổ sung định kỳ nhằm hạn chế tình trạng khó lột xác. Nếu trong ao nuôi xảy ra hiện tượng trên, người nuôi phải tạt khoáng bột xuống ao với lượng 1kg/1000 m3. Kết hợp trộn với khoáng cho tôm vào nước 10ml/kg thức ăn (2 lần/ngày) sẽ khắc phục được hiện tượng trên.

Những trường hợp người nuôi cần lưu ý để khắc phục ngay lập tức
Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân chân trắng, khoảng 30 – 65 ngày đây là giai đoạn tăng trưởng rất mạnh. Nếu thấy tôm tăng trưởng chậm hơn so với bình thường, chứng tỏ hàm lượng Ca, Mg trong nước thiếu. Không đáp ứng được nhu cầu hấp thụ của tôm. Bổ sung khoáng bằng cách trộn thức ăn với liều lượng 5 ml/kg thức ăn (2 lần/ngày).
Tuy nhiên nếu nước có độ mặn cao hoặc thấp, nhưng yếu tố về khoáng vẫn trong khoảng tối ưu, tỷ lệ thích hợp. Thì thông cần bổ sung thêm khoáng tạt nguyên liệu. Bên cạnh đó, do tác động từ các yếu tố bên ngoài sẽ làm mất đi lượng khoáng cho tôm. Người nuôi, cần phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi lượng nước trong ao bằng các bộ test riêng.
Nên chọn các loại khoáng tinh thể, dễ dàng hòa lẫn với môi trường nước. Hiệu quả sẽ tốt hơn nếu được trộn với thức ăn. Trong giai đoạn lột xác cần bổ sung khoáng vào ban đêm từ 10- 12h, oxy sẽ tăng cao gấp đôi vào thời gian này. Sau khi lột xác tôm sẽ hấp thụ khoáng từ môi trường nước để tạo vỏ. Bên cạnh đó, khi tôm có dấu hiệu mềm vỏ, khó lột xác. Các bạn cần tạt vôi vào ao kết hợp trộn khoáng vào thức ăn để khắc phục.

Sử dụng như thế nào là hiệu quả
Nước có độ mặn cao hoặc thấp, nhưng nồng độ khoáng tối ưu và tỷ lệ ion thích hợp thì không cần bổ sung. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi các khoáng chất mất đi do sự hấp thụ đất, thu hoạch tôm. Các trường hợp khác là do thoát nước khi thu hoạch và rò rỉ, làm thay đổi hàm lượng khoáng. Do vật, cần phải thường xuyên đánh giá hàm lượng khoáng chất trong nước ao để bổ sung kịp thời.
Để tăng hiệu quả khoáng cho tôm, nên tính toán kỹ càng để biết nồng độ ion ở độ mặn mong muốn. Liều lượng sản phẩm được dùng để bổ sung ion. Sử dụng bộ test để kiểm tra hàm lượng Mg/Ca hoặc máy đo. Nên lựa chọn các khoáng sản đề cập đến thành phần, hàm lượng và nguồn gốc xuất xứ.
Thời điểm bổ sung khoáng cho tôm
Thời gian tốt nhất để bổ sung khoáng là buổi chiều hoặc vào ban đêm lúc 10 – 12h, vì tôm lột xác vào ban đêm. Khi tôm lột xác nhu cầu oxy sẽ tăng gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hấp thụ khoáng từ nước. Quá trình hấp thụ khoáng diễn ra mạnh mẽ vào giai đoạn từ 2 – 4h.

Các sản phẩm thương mại
Các sản phẩm thương mại có sẵn trên thị trường (potassium chloride – KCI, potassium sulfate, magnesium chloride MgCl2, khoáng hỗn hợp,…). Điều chỉnh sự mất cân bằng trong nước. Hiện nay, giải pháp nhằm giúp tăng cường lượng khoáng cho tôm trong ao nuôi, là sử dụng khoáng tạt bột hoặc lỏng. Có thể dùng khoáng cho ăn bổ sung trực tiếp vào thức ăn chăn của tôm.
Phải thật cẩn thận khi dùng sản phẩm thương mại không đề cập đến thành phần khoáng chất. Vì nó không đầy đủ tiêu chuẩn và hiệu quả. Liều (g/m3) của một sản phẩm cần thiết để áp dụng cho ao và đối với khoảng chất cụ thể. Được tính theo công thức sau:
Liều (g/m3) được tính bằng Nồng độ của khoáng chất mong muốn nhân Phần trăm khoáng chất trong sản phẩm/100.
Ví dụ: Nếu muốn sử dụng Magnesium sunflat chứ 10% Mg để tăng nồng độ Mg lên 25 mg/L. Thì: Liều lượng khoáng cần sử dụng bằng 25 nhân 10/100 kết quả là 250 mg/L.
Những loại khoáng cho tôm bạn nên biết
Khoáng Canxi – CaCl2: Là loại khoáng được bổ sung thêm cho tôm nuôi. Giúp kích thích, rút ngắn thời gian tôm lột xác, hỗ trợ tôm mau cứng vỏ. Đây là loại khoáng được dùng phổ biến hiện nay, quy cách đóng gói 25 kg/bao.
Khoáng Magie – MgCl2: Trong lúc lột xác, bổ sung khoáng Mg là việc cần thiết. Khoáng Mg đóng gói 25 kg/bao với hàm lượng 97% Mg.
Khoáng Kali – KCL: Việc bổ sung khoáng Kali giúp phòng cong thân, đục cơ, kích thích tôm lột vỏ nhanh nhất. Sản phẩm đóng gói 50 kg/bao với hàm lượng 60%. Đây là một trong những loại khoáng cho tôm được ứng dụng phổ biến, người nuôi có thể tham khảo nhé.