Kinh nghiệm nuôi cá kèo hơn 10 năm của các ngư dân đạt hiệu quả cao
Cá kèo hiện nay là loại cá được sử dụng nhiều trong ăn uống và giá thành lại rất. Nắm bắt được nhu cầu to lớn đó, nhiều người nuôi thủy sản đã tự tìm hiểu về mô hình nuôi. Tuy nhiên, khi vào nuôi lại gặp không ít khó khăn. Từ đó, chúng tôi sẽ chia sẽ kinh nghiệm nuôi cá kèo đạt hiệu quả cao.
Đặc tính sinh học của cá kèo
Cá kèo có trọng lượng khá nhỏ nhưng thịt ngọt ngon. Đầu cá nhỏ, hình chóp, có nhiều răng, hai vây rời, vây đuôi dài và nhọn. Thân dài, dẹp, có sọc đen xéo, ửng vàng dưới bụng. Cá kèo có thể sống ở nhiều môi trường nước như: mặn và nước lợ, trong các ao, hồ, dưới đáy bùn. Cá kèo còn được nuôi ở các ruộng muối.
Ngoài ra, cá kèo còn mang giá trị dinh dưỡng rất lớn, có thể chữa nhiều bệnh, an thai cho phụ nữ…
Kinh nghiệm nuôi cá kèo đạt hiệu quả cao
Cá kèo là loài có giá thành cực kỳ cao do đó khi nuôi bạn phải cẩn thận từng chi tiết nhỏ để đảm bảo lợi nhuận cao. Những điều bạn cần chuẩn bị và lưu ý khi nuôi cá kèo:
Ao nuôi cá kèo như thế nào là tốt nhất?
Những tiêu chí khi bạn lựa chọn một ao nuôi cá kèo tốt nhất là:
- Diện tích từ 0,2 đến 0,4 m
- Độ sâu trung bình là 1.2m , dao động từ 1-1.8m.
- Bờ ao chắc tránh làm thất thoát cá
- Duy trì độ mặn từ 10- 20%
Cải tạo ao nuôi
Song song với việc chuẩn bị ao nuôi, bạn cần thường xuyên cải tạo ao cũng góp phần nâng cao tỷ lệ sống và năng suất. Một số công việc như:
- Dọn sạch xung quanh và trong ao, diệt tạp và cá dữ
- Phơi khô, cày xới lớp đất mặt ở đáy ao, bón lót thêm phân vô cơ (DAP) với liều lượng phù hợp
- Điều hòa nhiệt độ, duy trì mức nước cách cá 5-15 cm ( luôn điều chỉnh trong quá trình cá phát triển)
- Nhiệt độ từ 20 – 30 độ C
Cách chọn con giống cá kèo khỏe mạnh
Cá kèo chủ yếu được kéo lưới từ biển, có kích thước không đồng đều. Nếu chọn cá kèo giống quá nhỏ sẽ có sức sống yếu, khó thích nghi với điều kiện nuôi, gây thất thoát. Mặc khác, cá giống cỡ lớn sẽ mất chi phí cao. Nên chọn cá kèo giống có kích thước từ 2-2,5cm là lý tưởng nhất.
Mật độ: Cá phần lớn phụ thuộc vào mô hình nuôi cá, bình quân 20-40 con/m2.
Mùa vụ:
- Cá kèo tự nhiên thường có mùa vụ từ tháng 5-9 âm lịch. VÌ thế, đây cũng là thời gian phù hợp để nuôi loại cá này.
- Do đặc điểm cá kèo sống và thích nghi với mọi nguồn nước có độ mặn từ 0 – 40% nên việc nuôi ở muối hoặc tôm sú rất phù hợp.
Thức ăn của cá kèo
- Cá kèo là loài ăn tạp. Thức ăn chủ yếu của chúng chủ yếu ăn rong tảo, phù du trong nước và trong đất có nhiều bùn…
- Khoảng 2 tuần đầu không cần cho ăn thêm, cá nhỏ có thể sống bằng cách ăn các sinh vật tự nhiên trong nước. Sau đó có thể cho ăn bằng thức ăn công nghiệp giầu đạm.
Quy trình quản lý và chăm sóc cá kèo tốt nhất
Nguồn bệnh của cá kèo thường bắt nguồn từ mật độ nuôi quá dày, ao nhanh dơ dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao. Một số lưu ý cần biết khi áp dụng mô hình nuôi cá kèo:
- Cần theo dõi kĩ nồng độ muối trong nước phải phù hợp và duy trì ổn định, tránh gây bệnh hoặc chết cá.
- Thay nước trong ao thường xuyên, khoảng 7 ngày/ 1 lần
- Xử lý kịp thời nước trước khi cấp vào ao nuôi.
- Theo dõi tình trạng của cá trong ao để kịp thời xử lý và tăng kích cỡ viên thức ăn.
- Định kỳ bón vôi và phân hữu cơ, hóa chất để xử lý, làm sạch nguồn nước trong ao
Thu hoạch cá kèo
Cá kèo có thể được thu hoạch khoảng 4 tháng sau khi nuôi, trung bình là 30-80 con/ kg (phụ thuộc thời điểm thu hoạch và thời gian nuôi khác nhau). Khi thu hoạch vui lòng nhẹ tay tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, điều này trực tiếp dẫn đến việc giá thành giảm.
Một số bệnh thường gặp ở cá kèo
Cá kèo tương đối khó nuôi, thường mắc một vài bệnh. Đây là một số bệnh cá kèo có thể mắc phải trong quá trình nuôi.
- Nhiễm khuẩn huyết do môi trường sống bị ô nhiễm, mật độ cá dày đặ. Bệnh này làm cá bỏ ăn, xuất hiện nhiều triệu chứng ( như xuất huyết thân, có nhiều vết thương, hoại tử, hậu môn sưng đỏ). Bệnh có thể xuất hiện quanh năm.
- Cách điều trị: Dùng Vimekon 1kg/1.500 m3 nước, Vime – Protex 1kg/2.000 m3 và điều chỉnh phù hợp theo từng độ tuổi cá
- Trắng đuôi do vi khuẩn gây. Đuôi và vây trắng lan ra, xuất hiện vết rách, cá bơi lờ đờ, treo mình lơ lửng.
- Cách điều trị: Thay nước, vệ sinh ao sạch sẽ. Trộn thuốc vào thức ăn hỗ trợ trị bệnh cho cá
Với những kinh nghiệm nuôi cá kèo trên chúng tôi hi vọng sẽ giúp các bạn thu lại nhiều lợi nhuận khi nuôi loài cá này. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm kiếm một số mô hình nuôi thủy sản khác tại đây. Chúc quý khách thành công khi sử dụng mô hình nuôi cá kèo trên.