Loài cá cảnh nào đẹp nhất hiện nay? Kinh nghiệm nuôi cá khỉ đỏ
Cá la hán khỉ đỏ thuộc top những loài cá cảnh đẹp nhất hiện nay. Chúng thường được săn đón bởi những người đam mê cá cảnh. Nhưng để có thể nuôi được một chú khỉ đỏ đẹp phải trải qua quá trình chăm sóc vô cùng công phu. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi cá khỉ đỏ quý này.
Đặc tính sinh học của cá khỉ đỏ
Cá la hán khỉ đỏ còn được gọi là Super Red Synsphilus (SRS), lai tạo từ Thái Lan. Thân cá “đỏ” thường dài đòn, bản hẹp, kích thước lớn ( 25-30 cm) và tuổi thọ cao (có thể trên 8 năm). Hai yếu tố đánh giá một chú khỉ đỏ “ chất lượng “ là màu sắc và gù đầu (châu ).
- Màu sắc: Cá khỉ đỏ có toàn thân màu hồng hơi ngả đỏ. Tuy nhiên, tỷ lệ lột hoàn toàn lớp vảy đen ở khỉ đỏ không cao và chỉ đỏ rực khi ở trạng thái bị kích thích.
- Đầu: Cũng giống như màu sắc, tỉ lệ gù đầu to tự nhiên của cá khỉ đỏ rất thấp.
Chi tiết kinh nghiệm về mô hình nuôi cá khỉ đỏ
Cách thiết kế bể nuôi
- Chiều dài bể: từ 120cm. Thể tích khoảng 250L. Bể lớn giúp cá phát triển, hoạt động tối đa. Chiều cao lớn hơn chiều dài kích thích cá phát triển gù triệt để.
- Bể đảm bảo rộng, thoáng, trong bể để ít vật trang trí để loài cá hiếu động có thể di chuyển thoải mái. Đồng thời cần chú ý đến các loài cá nuôi chung vì cá khỉ đỏ cũng là loài cá hung.
- Nhiệt độ nước (độ C): 25- 30
- Độ cứng nước (dH): 9-20
- Độ pH: 6.5- 7,8
- Hứng được nhiều ánh sáng mặt trời
Cách chọn con giống cá khỉ đỏ
Tiêu chí để chọn cá khi còn bé là dựa vào nguồn gen từ cá bố mẹ. Nếu kiểu hình bố mẹ đẹp, tỉ lệ cá con mang kiểu hình giống bố mẹ sẽ cao. Ngoài ra nên tìm hiểu kỹ nơi bán cá bột uy tín, cá con không bị trầy, rách, khuyết tật. Ưu tiên chọn cá to và khỏe, cá được nuôi từ bé hoặc từ đời bố mẹ để đảm bảo nguồn gốc đạt chuẩn, cá trưởng thành sẽ dễ có màu đẹp, gù cao.
Thực đơn thức ăn cho cá khỉ đỏ ăn theo từng giai đoạn
Nguồn thức ăn là một trong những yếu tố quyết định nên màu và gù đầu ở cá khỉ đỏ. Cho nên việc bổ sung thức ăn tươi, giàu đạm, ít chất béo là sự lựa chọn tốt nhất, đồng thời giảm khả năng nhiễm bệnh.
- Thức ăn tươi sống:cá hoang dã, tép tươi, cá chép, cá ròng ròng, trùn chỉ, loăng quăng và bobo,…Ngoài ra các thức ăn từ dế, cào cào, châu chấu,… sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm nguồn gốc thủy sản.
- Thức ăn đông lạnh:tôm tép đông lạnh, trùng đỏ, thịt bò, tim bò, các loại cá nhỏ như phi lê, basa đông lạnh, ốc bươu vàng, thức ăn tổng hợp xay nhuyễn đông lạnh.
- Thức ăn viên:chỉ dùng khi cho cá ăn dặm hoặc khi không có các loại thức ăn khác. Thức ăn viên cần được lựa chọn kĩ vì dễ khiến cá mất màu
Ở từng giai đoạn phát triển, cá có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nên lưu ý theo dõi kĩ theo tình trạng cá để có chế độ cho ăn phù hợp. Không nên cho cá ăn quá nhiều, chất thải quá tải khiến nước bẩn, cá chết.
Quy trình quản lý và chăm sóc cá khỉ đỏ
- Cá khỉ đỏ chỉ cần thay 50% nước/ tháng
- San hô, muối cần trang bị theo tỉ lệ phù hợp tránh “ lợi bất cập hại”.
- Cá lớn từ 3 ngón tay sẽ dễ nuôi hơn cá bột, cá giống được tuyển chọn kĩ để tránh các dị tật về sau.
- Đặc biệt, để duy trì màu đỏ thường trực, cá cần được cung cấp thức ăn có trộn chất nhuộm màu carophyll, trang bị đèn ánh trắng hồng chiếu liên tục từ 1-2h/ ngày ( tránh bật tắt nhiều lần khiến cá hoảng sợ, làm ức chế sự phát triển bình thường của cá) . Bên cạnh đó, nuôi kè cùng gương và con mái giúp cá khỉ đỏ mau lột, dạn hơn, dành thời gian chơi cùng còn giúp giảm stress cho cá.
Cá khỉ đỏ là loài khó nuôi, nó đòi hỏi nhiều sự kiên trì, thời gian, công sức. Nhưng “ quả ngọt “ mang đến chưa bao giờ làm bạn thất vọng. Hi vọng những chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá khỉ đỏ này có thể giúp ích cho bạn trong chặng đường chinh phục chúng. Chúc bạn thành công