Bài viết chi tiết hướng dẫn về kinh nghiệm nuôi cá neon hiệu quả
Cá Neon là một loại cá kiểng đang rất hot trong thời điểm hiện nay. Loài cá này có màu sắc sặc sở phù hợp với sở thích của người nuôi cá. Tuy nhiên, để nuôi được cá neon thì không hề dễ dàng. Sau đây tôi xin chia sẽ cho mọi người một số kinh nghiệm nuôi cá neon.
Đặc điểm sinh học của cá neon
Cá neon là loài cá có màu sắc sặc sỡ và sống theo bầy đàn. Hiện nay, cá neon được chia thành 5 loại: cá Neon xanh, cá Neon Vua, cá Neon đen, cá Neon Cam, cá Neon hoàng đế.
Hình dạng đặc trưng của cá neon: Trên thân của cá có hai sọc xanh – đỏ chạy dọc thân vảy lấp lánh ánh bạc. Khi sống trong môi trường nước sạch, có không gian rộng và nhiều oxy hòa tan cá mới có màu sắc rực rỡ như vậy. Còn trong môi trường nước bẩn, nghèo oxy cá trở nên nhợt nhạt, yếu ớt, giảm khả năng sinh sản.
Kinh nghiệm nuôi cá neon ở Việt Nam
Cách chọn bể nuôi cá neon
Bể thủy tinh là điều kiện tối thiểu để nuôi cá neon. Nhưng để có được một bể lý tưởng thì bạn cần “bỏ túi” vài thông số sau:
- Thể tích bể lý tưởng 70L. Chiều cao bể 60cm và trang bị thêm bóng đèn để chiếu sáng cho bể.
- Nhiệt độ của nước phải trong khoảng 20-260C
- Độ pH trong nước 5 – 7.
- Bắt buộc phải có máy lọc nước giúp giữ cho nguồn nước luôn trong trạng thái sạch. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thêm máy lọc khí.
Cách chọn con giống
Việc chọn giống cá neon là bước rất quan trọng. Bởi vì, đó chính là yếu tố sẽ quyết định sự thành bại của chúng ta trong quá trình nuôi cá neon. Do đó, trong quá trình lựa cá giống các bạn nên hết sức cẩn trọng và lựa chọn theo các dấu hiệu sau: Cá khỏe mạnh, không bị dị tật, không bị xây xác da, bơi lội tốt, sống theo bầy đàn và phản ứng nhanh nhẹn.
Cách xử lý cá giống neon khi mới mua về
Trước khi thả cá vào bể bạn cần một bước xử lý chúng. Chi tiết từng bước bạn có thể xem bên dưới:
- Bước 1: Sử dụng thùng xốp hoặc thùng nhựa chứa đầy nước. Sau đó cho rong rêu vào thùng để chúng tự lọc nước.
- Bước 2: Thả 3-4 lá bàng khô đã rửa sạch vào thùng và ngâm 3-4 ngày cho nước trong thùng ngã màu vàng đậm. Cứ để lá vàng trong thùng khi cá bị mục thì hãy thay bằng lá khác.
- Bước 3: Thả cá neon mới mua vào thùng trên và nuôi chúng trong vào 1 tháng trong đó. Cho cá ăn 2 ngày/ 1 lần để cá ổn định và khỏe mạnh thì thả chúng vào bể thủy tinh đã chuẩn bị trước đó.
Thức ăn của cá neon
Cá neon tương đối dễ chịu trong việc tìm nguồn thức ăn hợp lý. Chúng được xem là loài ăn tạp có thể ăn bất cứ gì nhưng cần theo các giai đoạn sau:
- Khi cá neon được từ 4-5 tháng tuổi các bạn nên cho ăn các loại côn trùng nhỏ như: bo bo, ấu trùng muỗi,….
- Về sau bạn có thể cho chúng ăn các loại thực phẩm bình thường. Ngoài ra, cá neon có thể ăn được bã thực vật, thức ăn dạng viên nhỏ.
Một số lưu ý khi nuôi cá neon
- Khi mua cá về cần thả cả túi cá xuống bể nước một khoảng thời gian ngắn. Hành động này giúp cá thích nghi được với môi trường nước của bạn hiện tại.
- Không được nuôi cá Neon với các loài cá cảnh có kích thước lớn khác.
- Khi cá đang khỏe mạnh tốt nhất không nên thêm cá mới vào dễ lây bệnh cho cá.
- Bạn cũng nên phòng bệnh cho cá bằng cách hòa tàn methylene vào nước.
- Nên duy trì môi trường nước với nhiệt độ khoảng 20 – 26 độ C và độ pH từ 5 – 7.
Kỹ thuật chăm sóc cá neon sinh sản
Cá neon là loại rất khó sinh sản, chúng đòi hỏi phải có các yếu tố (pH nước 5,5 – 6,5; dH 1–5, ánh sáng yếu, nhiệt độ 23 – 260C), có thể trang bị thêm hệ thống lọc nước nhẹ. Khi đẻ trứng của chúng sẽ tụ theo nhóm hay cặp. Kế tiếp, trứng sẽ được phân tán và sẽ tụ vào các cây thủy sinh bởi tính chất kết dính. Sau đó, các bạn hãy tách cá bố mẹ ra ngay lập tức.
Kích thước của cá neon khi thành thục khoảng 3 – 4 cm. Giữa các đợt đẻ, bạn nên tách riêng đực và cái để dễ kiểm soát. Trong tự nhiên cá bố mẹ thích làm tổ nơi có thực vật nổi, ít ánh sáng, có nơi ẩn nấp.
Trong sinh sản nhân tạo, nên chọn những bể có 20 – 30 lít và cách đáy vài cm căng lưới để cá bố mẹ không ăn trứng. Trong bể các bạn nên trang trí thêm rong và thực vật thủy sinh khác tạo chỗ trú ẩn, phía ngoài bể phải che để giảm ánh sáng.
Dùng máy lọc nước tuần hoàn để loại bớt tinh dịch gây ô nhiễm. Khi cá bố mẹ được tách ra và đã sẵn sàng đẻ vào sáng hôm sau, thì không được cho ăn (nếu cá vẫn chưa đẻ sau 3 ngày thì cho vào bể khác để nuôi vỗ lại).
Cá neon đẻ 100 – 300 trứng mỗi lần và 4 – 6 lần/vụ. Vì trứng dễ bị bệnh nấm, cần dùng chất chống nấm trong bể đẻ. Cá nở sau 24 – 36 giờ, sau 5 – 6 ngày thì bắt đầu bơi và bắt mồi tự do. Nên cho ăn ấu trùng artemia hoặc rotifer… đã rửa sạch nhiều lần trong ngày để tránh thừa thức ăn. Thay nước hàng ngày và ươm trong bể lớn.
Đây chính là kinh nghiệm của bản thân tôi khi nuôi cá neon được nhiều lứa rất thành công. Hy vọng bài viết này sẽ giúp đỡ được nhiều người khi nuôi cá neon. Chúc các bạn thành công với mô hình nuôi cá neon.