Hướng dẫn chi tiết kinh nghiệm nuôi tôm sú quảng canh hai giao đoạn
Tôm sú là loài giáp xác đại dương được nuôi để dùng thực phẩm. Với lợi thế kích thước lớn, chất lượng thịt ngon, mùi vị giống tôm hùm được nhiều người ưa chuộng, nhu cầu về tôm sú ở trong nước và thế giới đều cao. Vậy nuôi tôm sú như thế nào là tốt nhất? Sau đây là những kinh nghiệm nuôi tôm sú quảng canh hiệu quả nhất mà chúng tôi đã tổng hợp.
Đặc tính sinh học của tôm sú quảng canh
Tôm sú có lưng xen kẽ giữa màu xanh hoặc màu đen và màu vàng. Tôm sú lớn có thể đạt đến 33cm chiều dài và tôm cái thường lớn hơn tôm đực. Tôm sú là loài động vật máu lạnh, rất mẫn cảm với dịch bệnh. Đặc biệt là khi thời tiết và môi trường sống thay đổi thất thường. Vì vậy chúng ta cần biết những khó khăn nuôi tôm sú và những kinh nghiệm sau đây.
kinh nghiệm nuôi tôm sú quảng canh chất lượng
Cách cải tạo và làm mới ao nuôi
Để cải tạo và làm mới ao nuôi bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn cải tạo khu vực nước
- Bơm nước cạn, phơi vuông từ 3 đến 7 ngày ( tùy vào điều kiện khí hậu từng vùng )
- Cấp nước và điều chỉnh môi trường
- Cấp nước bên trên từ 0,5m trở lên
- Ở dưới lòng kênh từ 1m trở lên
Bước 2: Bón lót phân hữu cơ sinh học đồng thời bổ sung bón vôi tùy điều kiện
Bước 3: Chuẩn bị cấp nước vào ( nước phải qua sàn lọc )
có thể diệt khuẩn nước bằng chlorine ( 1 hecta sử dụng 1 thùng 25kg)
Bước 4: Điều chỉnh các yếu tố môi trường ( đo đạc nguồn nước )
- Đo rác
- Đo độ pH : từ 7,8 đến 8,2
- Đo độ kiềm : từ 80 đến 120
- Đo độ mặn : nếu nước có độ mặn từ 30 trở lên thì không nên thả tôm vì tôm sẽ không phát triển được.
Cách chọn giống và thả tôm
Chọn giống: sử dụng con giống được ươm nuôi hai giai đoạn bằng công nghệ sinh học và vận chuyển lạnh đến nơi được thả. Bên cạnh đó, khi chọn giống bạn cần biết các quy tắc sau:
- Nên chọn con giống khỏe mạnh, năng động và phản ứng nhạn.
- Tránh những con bị dị tật, xước xát da hoặc trông lừ đừ.
Cách thả tôm:
- Cách 1 đem về thuần 1 đến 2 ngày rồi thả
- Cách 2 thả luôn ( lưu ý ở cách 2 này chúng ta nên thả thử tôm trước trong 1 tiếng để cho tôm thích ứng với môi trường được thả )
Các lưu ý khi thả con giống:
- Khuyến khích thả từ 1 đến 2 con trên 1 mét vuông
- Thả tôm vào sáng sớm hoặc chiều mát
- Thả tôm từ 15 ngày sau khi cấp nước ( sàn lọc nước bằng chlorine)
Thức ăn tốt nhất dành cho tôm sú
Tôm sú là loài ăn tạp mạnh. Chúng thích ăn các động vật sống và di chuyển chậm hơn là những sinh vật đã chết. Đặc biệt, tôm sú rất thích các loài giáp xác, thực vật dưới nước, giun nhiều tơ, côn trùng… Tuy nhiên, bạn nên cho chúng ăn theo từng giai đoạn, nó sẽ giúp tôm phát triển đồng đều hơn. Chi tiết từng giai đoạn bạn hãy xem bên dưới.
- Giai đoạn tôm ấu trùng: Tôm bắt đầu săn mồi bằng các phụ bộ nên thức ăn phải phù hợp với cỡ miệng. Các loại thức ăn ưa thích của tôm sú trong giai đoạn này là tảo, luân trùng, vật chất hữu cơ có nguồn gốc động và thực vật cỡ nhỏ.
- Giai đoạn tôm bột: Thức ăn chủ yếu của tôm sú giai đoạn này là các loại giáp xác nhỏ, ấu trùng, các loài nhuyễn thể… Bên cạnh đó, người nuôi cũng có thể cho tôm sú ăn các loại thức ăn đã được chế biến sẵn.
- Giai đoạn tôm trưởng thành: Giai đoạn này tôm sú ăn rất mạnh. Chúng có thể ăn các loại thức ăn khác nhau như: Giáp xác sống dưới đáy, hậu ấu trùng của các loài động vật đáy. Trong môi trường tự nhiên có đến 85% thức ăn của tôm sú là các loài giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể và khoảng 15% là cá, giun nhiều tơ, thủy sinh vật, cát bùn…
Quy trình quản lý và chăm sóc tôm sú
- Sử dụng phân hữu cơ sinh học trong đó có chứa hàm lượng vi sinh để bón định kỳ để ổn định môi trường cung cấp thức ăn cho đàn tôm nuôi đồng thời xử lý môi trường.
- Thường xuyên kiểm tra độ pH, trong ao 2 lần/ngày vào lúc 7h và 15h. Và kiểm tra độ kiềm trong ao, NH3 3 ngày/lần để tùy chỉnh cho phù hợp.
- Tần suất cho ăn: 1 ngày cho ăn 2 bữa, thức ăn cho tôm chủ yếu là dắt và cá mồi không nên sử dụng cám công nghiệp ( dễ bị ô nhiễm nước ).
- Hằng ngày quan sát các hoạt động bắt mồi và sức khỏe của tôm trong ao, xem biểu hiện các bên ngoài của tôm thông qua màu sắc, phụ bộ, thức ăn trong ruột… để có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường. Sau 15 ngày vớt tôm lên kiểm tra một lần.
Thu hoạch
Thời gian theo quy trình nuôi tôm sú thường khoảng 90 ngày tuổi. Nhưng tùy vào giá cả thị trường, nhu cầu người nuôi và chất lượng của ao nuôi. Khi tôm ăn đạt trọng lượng khoảng 15 – 20 g/con thì có thể thu hoạch.
Một số bệnh thường gặp khi nuôi tôm sú quảng canh
- Bệnh tôm còi trên tôm sú.
- Bệnh Virus liên quan đến mang tôm (Gill Associated Virus – GAV).
- Bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm (bacterial white spot syndrome – BWSS).
- Bệnh phân trắng do ký sinh trùng Gregarine.
- Bệnh nhiễm trùng virus dưới da và hoại tử(Infectious Hypodermal and haematopoietic necrosis virus- IHHNV.
- Bệnh đỏ đuôi (Hội chứng Taura- Taura syndrome virus – TSV).
- Bệnh hoại tử gan tụy ( Hội chứng chết sớm sau khi thả nuôi: Early Mortality Syndrome – EMS).
- Bệnh phát sáng.
- Bệnh vi bào tử trùng.
- Bệnh đóng rong, đen mang.
- Bệnh cong thân, đục cơ, mềm vỏ…
Tìm hiểu thêm: Kiến thức nuôi tôm nước ngọt đạt doanh thu cao tốt nhất.
Bài viết trên chia sẻ tất cả kinh nghiệm nuôi tôm sú quảng canh hai giai đoạn đạt hiệu quả cao. Mong rằng những kinh nghiệm mà chúng tôi cung cấp có thể giúp ích được cho các bạn trong quá trình tự nuôi tôm sú. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số kiến thức về cách nuôi các loại thủy sản khác. Chúc các bạn thành công!