Mô hình nuôi cá sặc rằn đặc biệt ở Việt Nam
Cá sặc rằn là loài cá rất quen thuộc với bà con ở đồng bằng sông Cửu Long. Loài cá này có sức ảnh hưởng rất lớn ở vùng đất này. Bởi vì mang lại khá nhiều lợi nhuận cho bà con nơi đây. Vậy làm sao để nuôi được cá sặc rằn?Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu mô hình nuôi cá sặc rằn tốt nhất mà quý khách cần tìm hiểu.
Đặc điểm sinh học của cá sắc rằn
Cá sặc rằn tuy rất phổ biến ở miền Tây nhưng nuôi loại cá này không phải là điều dễ dàng. Chúng có khẩu phần ăn rất khó kiểm soát được. Nhằm đảm bảo tiết kiệm thức ăn mà vẫn đảm bảo cho cá sặc phát triển tốt trong khoảng thời gian nuôi 8 – 9 tháng là có thể thu hoạch. Thì bà con nên chú trọng đến tỉ lệ FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn) phải nằm trong khoảng 1,8 – 2,0 là tốt nhất.
Kỹ thuật mô hình nuôi cá sặc rằn
Cách thiết kế ao nuôi cá sặc rằn
Để có một ao nuôi cá sặc rằn đảm bảo chất lượng, đem lại lợi nhuận cao và giảm tỉ lệ rủi ro thì phải đáp ứng những tiêu chí sau:
- Hình dạng ao có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn. Nhưng diện tích phải 10.000m2 với độ sâu mực nước khoảng 1 – 1,5m.
- Làm ao dốc về cống thoát nước để dễ dàng vệ sinh ao, hồ. Phải dọn dẹp khi ao có đáy bùn dày thì trước khi thả cá nuôi, ao cần được tát cạn, sên vét bớt bùn đáy và có thể sử dụng thuốc hóa học (nếu cần). Và để lại một lượng bùn dưới đáy ao khoảng 20 -25cm.
- Bờ ao phải được đầm nén, đảm bảo đủ cao hơn đỉnh lũ cao nhất là 0,5m, để giữ được nước khi mùa khô và tránh cá nhảy ra khỏi ao. Ao nuôi cá công nghiệp phải giữ được mực nước sâu ít nhất là 1,5 m.
- Về điều kiện ánh sáng: Ao ương cá con cần có đủ ánh sáng mặt trời. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng. Nếu sử dụng những ao thiếu ánh sáng thì kết quả ương nuôi sẽ thấp, ít khi thành công. Vì vậy, không nên để bóng cây che phủ hoàn toàn mặt ao.
Cách xử lý ao trước khi nuôi: Sau khi bón phân lần đầu tiên (bón lót) lúc ao còn cạn nước. Thì sau một tuần lấy nước vào ao, cần bón thêm một lần phân nửa. Lần thứ 2 này chỉ bón khoảng 10kg/100m2 tức là chỉ 1/2 lần đầu.
Cách chọn giống cá sặc rằn
Việc lựa chọn một giống cá sặc rằn khỏe mạnh, không bị bệnh,.. là các yếu tố quyết định sự thành bại của bà con. Để giúp bà con lựa chọn những giống cá tốt. Thì sau đây là những tiêu chí về cá:
- Mùa vụ thả nuôi tốt nhất vào khoảng tháng 05 âm lịch (Bởi vì đây là đầu mùa mưa).
- Chọn cá giống kích cỡ tốt, đồng đều khoảng: 200 – 250 con/kg, cá bột khỏe mạnh, không bị xây xát ngoài da và dị tật bẩm sinh.
- Trước khi thả nên ngâm cá giống trong nước muối với nồng độ 2 – 3%. Ngâm trong khoảng 10 đến 15 phút để sát khuẩn.
- Trước khi thả ngâm cả túi cá giống xuống ao 15 phút để tránh bị sốt nước. Và làm cho nhiệt độ trong túi và nước ao cân bằng nhau rồi hãy thả.
- Mật độ thả trong khoảng: 25 – 30 con/m2 là hợp lý nhất.
Quy trình quản lý và chăm sóc cá sặc rằn
Khi bà con đã đạt được được 2 điều kiện quan trọng trên. Thì đây chính là yếu tố quyết định kích cỡ khi thu hoạch cá. Đó chính là quy trình chăm sóc cá sặc rằn đạt hiệu quả tốt.
- Cách cho ăn: Sau khi thả cá bột xuống ao, tiến hành cho ăn ngay. Quy trình cho ăn như sau:
- Trong tuần đầu tiên: Mỗi ngày cho ăn 2 lần, mỗi lần 2 lòng đỏ trứng gà (vịt) luộc + 1 kg bột đậu nành/1.000m2 (pha nước vào thức ăn cho thật loãng và tạt đều khắp ao).
- Trong tuần thứ 2: Mỗi ngày cũng cho ăn 2 lần, mỗi lần chỉ cần 1 kg cám mịn + 0,5 kg bột cá/1.000m2 ao (cũng pha nước vào thức ăn thật loãng và tạt đều khắp ao).
- Kể từ tuần thứ 3: Tùy theo mức độ ăn của cá mà tăng thêm lượng thức ăn cho phù hợp.
- Quản lý và chăm sóc cá: Thường xuyên quan sát ao cá, tránh bị mọi, nước tràn bờ và chú ý bệnh dịch có hại như (ếch, nhái, rắn…) và nhanh chóng diệt trừ. Đồng thời, quan sát trong quá trình nuôi của cá (ăn mạnh hay yếu, có thiếu Oxy hay không…) để kịp thời xử lý cho phù hợp.
Bên trên là những thông tin cần thiết nhất mà bà con nên cập nhập khi nuôi cá sặc rằn. Ngoài ra, quý khách có thể xem mô hình nuôi một số loại cá khác tại đây để bổ sung thêm thông tin. Chúc quý khách thành công.