Điểm cộng mà các bạn cần biết trong mô hình nuôi cá diếc hiệu quả
Cá diếc là thực phẩm không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam. Là một loại thương phẩm khá phổ biến nhưng các mô hình nuôi chúng hiện nay lại không đảm bảo chất lượng tốt nhất. Sau đây, chính là chi tiết về mô hình nuôi cá diếc mà các bạn đang tìm kiếm.
Đặc điểm sinh học của cá diếc
Cá diếc là một loài họ hàng của cá chép và sinh sống tại các vùng nước ngọt. Chúng có kích thước nhỏ, chậm lớn hơn cá chép. Thịt có nhiều xương dăm khiến người ăn rất khó chịu nhưng thịt chúng lại rất thơm và ngon. Hình dạng của cá diếc: cá có vây lưng dài nhỏ dần về phía đuôi. Vây đuôi xòe hai thùy nhọn xiên bằng nhau. Toàn thân có màu bạc, bụng màu nhạt hơn phía lưng.
Chi tiết mô hình nuôi cá diếc chất lượng
Cá diếc khá chậm lớn nên ít được ưa chuộng so với một số loài cá nước ngọt khác. Tuy nhiên, các bạn nên tận dụng điểm mạnh của cá diếc về ao nuôi thì sẽ mang lại hiệu quả vô cùng cao.
Kỹ thuật chọn ao nuôi tốt nhất
Việc lựa chọn ao tốt là ưu điểm trong quá trình nuôi cá diếc. Vậy các yếu tố nào được xem là quan trọng khi chọn ao nuôi cá diếc, bạn hãy xem bên dưới:
- Chọn ao nuôi ở gần những nơi có mực nước thấp như là: ruộng lúa, vùng trũng,..
- Vị trí ao nuôi gần các nguồn nước sạch: sông ngòi, suối, giếng,… thuận tiện cho việc cấp nước khi cần thiết
- Chất lượng đất không bị chua hoặc mặn, không có chất độc hại cá. Là loại đất thịt hoặc đất pha cát.
- Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thoát để thuận lợi khi thu hoạch và công tác cải tạo ao nuôi.
- Ao có độ sâu tối đa 1,5m. Bên cạnh đó, bạn có thể trang bị thêm một máy cho ăn tự động, máy tăng oxy. Đồng thời, phải theo dõi độ pH trong nước thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
Trước khi thả giống các bạn cần cải tạo ao nuôi cho hợp lý. Bạn hãy bọn lót một lượng phân chuồng đã ủ mục nhất định để tạo lượng thức ăn cho cá diếc con, với khối lượng 50-60kg/100m2. Sau đó sau khoảng 3-5 ngày thì hãy thả con giống.
Nguồn thức ăn của cá diếc
Nguồn thức ăn chất lượng là yếu tố quan trọng khiến mô hình nuôi cá diếc cho thành công hay không. Để có nguồn thức ăn chất lượng các bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau: cám, bột đậu tương, thức ăn có hàm lượng đạm cao 38-40%, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR,…những điều này sẽ giúp cá lớn nhanh, chất lượng thịt tốt. Bên cạnh đó, bạn nên viên những hạt thức ăn dạng nhỏ để phù hợp với miệng của cá.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý nhiệt độ khi cho cá ăn, ví dụ như là:
- Ở nhiệt độ 20-300C, cho ăn 2,6% trọng lượng cá/ngày đối với cá dưới 85g.
- Ở nhiệt độ 24-290C cho ăn nhiều hơn.
- Ở 30-320C cho ăn bằng mức 20-300C.
Cách chọn giống cá diếc
Chọn cá giống là yếu tố quan trọng không kém trong mô hình nuôi cá diếc. Để có một giống cá tốt bạn cần chú ý các đặc điểm: con giống thật khỏe mạnh, đều kích cỡ, không bị xây xát da, bơi lội nhanh nhẹn, hoạt bát, bơi lội dưới mặt nước và thích bơi ngược dòng nước nhẹ. Về màu sắc: cá sáng tươi, da nhiều nhớt. Bạn nên lựa chọn mua con giống tại các cơ sở sản xuất giống uy tín và đảm bảo chất lượng, giống đã qua kiểm tra chất lượng con giống.
Quy trình chăm sóc cá diếc
Tần suất ăn của cá diếc: Bạn nên có cho ăn từ 1-2 lần/ 1 ngày tùy vào sức khỏe của cá ngày đó. Khi phải nghiền nhỏ thức ăn để chúng dễ dàng tiêu hóa vì miệng cá diếc khá bé. Bên cạnh đó, bạn phải luôn luôn chú ý đến lượng thức ăn để cân đối không nên thả quá nhiều hoặc quá ít.
Cách thay nước: Thay nước định kỳ theo tuần, tháng tùy vào mức độ nhiễm khuẩn của ao. Khi thay chỉ được thay khoảng 20-30% nước. Lưu ý: tăng mực nước theo tỉ lệ thuận phát triển của cá. Mực nước luôn để ổn định từ 1,5-1,8m nhằm tránh sự biến động nhiệt khi về tối.
Quản lý ao nuôi: Cá diếc là loài rất nhạy cảm với nguồn nước nuôi. Khi nuôi các bạn nên đặc biệt quan tâm đến điều này. Khi trời mưa, lượng nước trong ao hồ tăng lên làm thay đổi môi trường nuôi. Để hạn chế sự thay đổi này, khi thấy trời động mưa rải vôi bột xung quanh bờ ao. Sau mưa, kiểm tra lại pH và độ trong của nước. Nếu độ trong > 35 – 40cm cần bón thêm phân để gây lại màu nước.
Cách sử dụng thuốc, thuốc hóa học, phế phẩm: Khuyến cáo chỉ nên dùng sau tháng thứ 2 từ khi thả giống. Khi lượng chất thải và thức ăn dư thừa lắng đọng nhiều. Nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học phân nhằm hủy chất hữu cơ ở đáy ao (Vi sinh vật). Hoặc Các loại thuốc, hóa chất diệt khuẩn (không nằm trong danh mục bị cấm), ổn định môi trường nước, không gây hại cho cá. Bên cạnh đó, sử dụng các thiết bị cung cấp oxy và tạo dòng đối lưu.
Phòng một số bệnh của mô hình nuôi cá diếc
Một số lý do khiến cá diếc bị nhiễm bệnh: Môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, cá bị yếu và trong ao có mầm bệnh. Do đó, khi nuôi loài cá này các bạn cần đặc biệt quan tâm đến chúng. Để phòng bệnh các bạn cần nâng cao sức đề kháng cho cá bằng việc kết hợp cho ăn vitamin C.
Phương châm khi nuôi cá diếc là: “phòng bệnh hơn chữa bệnh“.
Đây chính là bài viết tổng hợp về mô hình nuôi cá diếc. Ngoài ra, các bạn có thể xem và tìm hiểu một số mô hình nuôi thủy sản khác tại đây. Chúc các bạn thành công với mô hình này.