Hướng dẫn chi tiết về mô hình kỹ thuật nuôi cá mú thương phẩm
Cá mú là một loài rất phổ biế n ở nước ta. Nhu cầu cao với giá thành ổn định đã khiến cá mú được rất nhiều người Việt nuôi trồng. Để có được mô hình nuôi cá mú dễ dàng và đạt được kết quả tốt nhất thì hãy theo dõi tiếp nhé.
Đặc điểm sinh học của cá mú
Cá mú là loài không hề xa lạ với người Việt chúng ta. Chúng thường xuyên xuất hiện trong các bữa cơm, mọi cuộc vui,…Cá mú có tính ăn tạp, chúng ăn những loài cá nhỏ hơn chúng, mực, giáp xác và có thể là ăn cả đồng loại. Kích thước lớn nhất của con cá mú nghệ trưởng thành có khi lên đến từ 50-60kg.
Ngoài ra, cá mú có đặc tính chuyển giới tính khá hay. Thông thường khi lúc nhỏ cá mú sẽ là con cái khi lớn chúng sẽ thành con đực. Thời điểm chuyển đổi giới tính của chúng phụ thuộc theo từng loài và từng thời điểm phát triển cũng chúng.
Kỹ thuật về mô hình nuôi cá mú đạt hiệu quả cao
Cách chọn địa điểm nuôi cá mú
Để nuôi được cá mú có tỉ lệ thành công cao các bạn cần tìm, bố trí và cải tạo ao nước khi thả cá. Công đoạn này rất quan trọng bởi vì chúng ta có thể diệt một số tạp khuẩn gây hại cho cá. Nhưng làm cách nào để cải tạo ao một cách tốt nhất? Các bạn hãy xem tiếp phần dưới nhé:
Bước 1: Cách thiết kế ao tốt nhất:
- Địa điểm để đào ao là nơi đất ít phèn, nơi thuận tiện cho việc đi lại và dễ dàng chăm sóc cá.
- Nguồn nước phải sạch sẽ và ổn định để cung cấp nước thường xuyên cho ao.
- Ao nuôi được rào cao tránh trường hợp bị câu trộm hoặc cá nhảy ra ngoài.
- Giao thông thuận tiện cho việc chỗ thức ăn và khi thu hoạch
- Diện tích ao lý tưởng từ khoảng: 500-5000m2 với độ sâu 1,5-1,8m.
Bước 2: Cải tạo ao nước khi thả cá
- Thác cạn sạch nước trong bể rồi tu sửa bờ ao, bịt các hang, hóc, cống tránh các sinh vật khác ăn cá.
- Bón bột vôi vào trong ao với hàm lượng (1000kg/1ha).
- Phơi đầm từ 6-7 ngày
- Sau đó dẫn nước vào trong hồ qua các lưới lọc cho đến khi đạt được độ sâu từ 1,5-1,8m. Tiếp đến là diệt các loại tạp, khuẩn bằng thuốc diệt khuẩn hoặc thuốc diệt giáp xác.
- Cuối cùng là bạn hãy tạo màu cho nước trong ao và thả cá giống
Cách chọn con giống cá mú
Chọn giống cá là bước cực kỳ quan trọng bởi nó sẽ quyết định thành công của bạn sau này. Do đó, để biết được chúng là giống cá tốt bạn cần biết những thông tin sau:
- Con giống khỏe mạnh, không bị dị tật, xây xát da
- Giống nhanh nhẹn, màu sắc tươi và bơi lội tốt
Lưu ý: Về mật độ thả cá giống vì cá mú là loài cá dữ do đó khi thả chúng ở mật độ thưa 1-4 con/m2. Bên cạnh đó, khi mua về trước khi thả bạn nên tắm chúng qua dung dịch sát khuẩn.
Thức ăn tốt nhất cho cá mú
Cá mú là loài cá ăn tạp. Chúng thường thích ăn những loài cá, hải sản tươi như là: Cá phi, tôm, còng, cá cơm, cá liệt,….Khi cho ăn lưu ý cắt nhỏ vừa miệng cá để chúng có thể tiêu thụ hết lượng thức ăn mà chúng ta bỏ xuống. Khẩu phần ăn từ 4-10% trọng lượng thân/ngày, tùy theo giai đoạn phát triển của cá.
Với tháng đầu tiên chúng ta 10% trọng lượng thân ngày ăn 3 buổi. Các tháng tiếp theo giảm 2 lần/ ngày. Khẩu phần ăn cho theo nhu cầu bằng cách dùng sàng đặt dưới ao. Hàng ngày, các bạn nên kiểm tra sàng 2 lần ngay sau khi cho ăn nhằm tránh tình trạng thức ăn dư làm ô nhiễm nguồn nước ao.
Trong giai đoạn cá đang ăn mạnh, bạn cần trộn thêm vitamin C hay men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho cá. Cách sử dụng trộn đều với thức ăn cho ăn 5 ngày liên tục. Sau đó cứ cách 5-7 ngày thì cho ăn tiếp.
Cách quản lý sức khỏe cho cá mú
Vì cá mú là loài cá dữ nên việc chăm sóc chúng sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng các bạn hãy yên tâm, tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn trong việc nuôi tốt cá mú.
- Thường xuyên kiểm tra các hoạt động của cá ( Nguồn nước, lượng thức ăn thừa, sức khỏe và khả năng bơi lội,…) có ổn định không.
- Tuyệt đối không cho chúng ăn các loại thức ăn ôi thiu, ươn, lên mốc,.. Vì sẽ khiến sức khỏe cá xấu đi và mang nhiều mầm bệnh.
- Trước khi thu hoạch hoặc kiểm tra cá luôn luôn vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ tránh xây xát da.
Hướng dẫn thu hoạch và bảo dưỡng cá
Trong lúc thu hoạch cá mú bạn nên cho cá vào một cái bể có sục khí mạnh. Khi kéo cá lên nên cẩn thận tránh xây xát da và lựa những con khỏe mạnh. Sau đó, bỏ đá lạnh vào bể để hạn chế hoạt động cả cá nhằm tăng giá trị của chúng.
Bên trên là tất cả kinh nghiệm của tôi về mô hình nuôi cá mú. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ các kiến thức về một số mô hình nuôi thủy sản khác tại đây, bạn có thể xem thử. Chúc quý khách thành công với mô hình trên.