Mô hình nuôi cá tai tượng đạt hiệu quả cao số 1 Việt Nam
Cá tai tượng là một loại thủy sản mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho người dân. Tuy nhiên, vẫn chưa có một ai thật sự quan tâm về chất lượng và mô hình nuôi loại cá này. Biết được những khó khăn trên, chúng ta xin chia sẻ về một mô hình nuôi cá tai tượng tốt nhất cho bà con.
Đặc điểm sinh học của cá tai tượng
Cá tai tượng là loài được đánh bắt và nuôi trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng Nam Bộ. Loài cá này nếu được nuôi đúng quy trình chúng sẽ đạt kích thước rất lớn. Vậy mô hình nào có thể giúp cá mang lại lợi nhuận tối đa cho bà con. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Mô hình nuôi cá tai tượng mang lại hiệu quả tốt nhất
Hiện nay, có rất nhiều loại mô hình nuôi cá tai tượng. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá của những người nuôi trước thì mô hình nuôi trong ao là tốt nhất. Dưới đây là chi tiết về mô hình kỹ thuật này.
Cách chọn ao nuôi
Ao nuôi là yếu tố quan trọng đầu tiên mỗi khi nuôi bất kỳ loại thủy sản nào. Nên chọn chỗ làm ao, nơi có nguồn nước tốt không bị ô nhiễm. Ao phải được dọn sạch bùn, cỏ rác. Tường thành xung quanh cao hơn mức nước 0,5m, có lưới chắn để tránh cá nhảy ra ngoài. Bà con có thể sử dụng mương vườn có mặt nước từ 100m2 trở lên để nuôi loại cá này. Cải tạo mương, vét sạch bùn, bón vôi bột 10-15kg/100m2 ao và sử dụng thuốc diệt cá tạp.
Chăm sóc ao nuôi, chúng ta cần thay nước thường xuyên. Vứt bỏ rau xanh mà cá ăn dư, cho rau mới vào. Nước được thay hàng tuần, tối thiểu nửa tháng/lần, nước phải sạch, tốt, có màu xanh lá chuối non. Giữ mức nước ổn định ở ao nuôi từ 1,2 – 1,5m.
Cách chọn cá giống
Giống cá quyết định hơn 40% tỉ lệ thành công sau này. Khi chọn cá giống, bà con cần chọn kích thước cá đều cỡ, khoẻ mạnh, không bị xây xát, bị dị tật hoặc mang bệnh. Mật độ nuôi lý tưởng: 3-10 con/m2.
Cách chăm sóc cá tai tượng
Sau 1 tháng ương cá tai tượng lớn thành cá giống và chuyển dần sang ăn thực vật là chính. Giai đoạn đầu cho cá ăn thực vật nhỏ như; bèo cám, hoa đậu lá cải, lá rau muống,… Sau khi lớn hơn nên cho ăn thức ăn tinh kết hợp với rau, với lượng: thức ăn tinh (50% cám, 25% bột cá, 25% bánh dầu) +10% rau, tỉ lệ cho ăn 2-3-5% trọng lượng cá.
Khi cá còn nhỏ dùng sàn để thức ăn treo ở nhiều điểm trong ao để cho cá dễ dàng ăn. Ngày cho ăn 2 lần. Khi cá lớn, phân đàn rồi thì rải đều thức ăn khắp mặt ao cho chúng ăn.
Đặc biệt, bà con có thể sử dụng phân lợn, gà làm thức ăn cho cá. Rải đều trên mặt ao, rải đều trên mặt ao, kết hợp với cho ăn rau xanh ngày 1-2 lần nhằm tăng sức đề kháng cho cá.
Lượng thức ăn cho cá tùy vào sức ăn của cá hàng ngày mà tăng giảm lượng thức ăn sau khi ăn. Trước khi thu hoạch 2-3 tháng, ngừng cho cá ăn phân lợn và cho ăn thức ăn tinh để cá lớn nhanh, thịt ngon và chất lượng hơn.
Lưu ý: Chúng ta cần xây một khẩu phần ăn cố định cho cá tai tượng trong 1 khoảng thời gian dài. Tránh thay đổi loại thức ăn đột ngột. Ví dụ như lúc chỉ cho ăn thức ăn xanh liên tục nhiều ngày. Sau đó lại bất ngờ đổi sang loại thức ăn dạng viên. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe của cá tai tượng.
Bên trên là tất cả kiến thức bổ ích nói về mô hình nuôi cá tai tượng. Hi vọng kỹ thuật trên sẽ giúp bà con cải thiện kinh tế trong cuộc sống. Chúc quý khách thành công.