Nắm vững mô hình nuôi vẹm xanh biển nhiều nông dân đã thay đổi cuộc đời
Trong đợt dịch vừa qua, nhiều nông dân nợ nần chồng chất, trắng tay chỉ vì nuôi cá. Sự việc có nhiều lý do xảy ra và một trong những nguyên nhân đó là sự chăn nuôi ồ ạt của người dân mà không quan tâm đến đầu ra. Và hôm nay, để giải quyết vấn đề nan giả này, tôi sẽ giới thiệu cho quý bà con nông dân một mô hình nuôi trồng thủy sản mới. Đó là mô hình nuôi vẹm xanh biển. Mọi người cùng chuyên gia thủy sản đi tìm hiểu nhé!
Đặc điểm sinh học của vẹm xanh biển
Sau đây là một số những đặc điểm sinh học của vẹm xanh biển: Vẹm xanh có hình dạng giống con ngao nhưng có vỏ thon dài hơn, hình bầu dục và có các đường sinh trưởng mịn, vùng ngực nằm về phía đáy vỏ. Vẹm xanh là loài sinh sản hữu tính, sức sinh sản cao và thành thục sau 1-2 năm tuổi. Mùa vụ sinh sản chính là tháng 4-5 và tháng 9-11.
Hướng dẫn chi tiết về mô hình nuôi vẹm xanh biển
Mô hình nuôi vẹm xanh biển (Perna viridis) là một hoạt động nuôi trồng thủy sản phổ biến do tính kinh tế cao và khả năng phát triển nhanh của vẹm. Dưới đây là mô tả chi tiết về mô hình nuôi vẹm xanh biển:
Thiết kế ao nuôi cho mô hình nuôi vẹm xanh biển
Vùng nuôi vẹm xanh phải đạt một số những tiêu chuẩn sau:
- Độ mặn của nước dao động từ 18-32%( ngay cả trong mùa mưa).
- Dòng chảy từ 0,2-0,5m/s, độ trong từ 2m trở lên.
- Độ sâu từ 0,5m xuống -1m so với 0 hải đồ.
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ.
- Vải màn hoặc lưới cước có mắt lưới nhỏ tương tự vải màn hoặc nilon mỏng.
- Dây làm vật bám( dây nilon ô từ 2-3cm), dây treo ô bằng 1 cm.
- Cọc làm giàn ( cọc gỗ ô bằng 10-15cm, dài 2-2.5m).
- Cây làm xà treo ( cây gỗ bằng 10cm).
- Dây kẽm buộc giàn 2,5mm.
- Và các dụng cụ như dao,cưa, kìm, kéo, vồ.
Chọn bãi lấy giống và kỹ thuật thả giống cho mô hình nuôi vẹm xanh biển
Lấy giống là việc rất quan trọng trong mô hình nuôi vẹm xanh biển, nên cần phải lưu ý những điều sau:
- Giống cỡ 1cm (tương đương hạt dưa hấu) được cho vào túi. Mỗi túi chứa khoảng 1.000 con. Buộc chặt miệng túi vải dây bám.
- Treo túi lên xà treo hoặc bè. Nếu treo trên bè thì thả túi xuống độ sâu 2.5m – 3.5m.
- Bãi lấy giống được lựa chọn thường là những nơi có vẹm trưởng thành sinh sống, nơi có nguồn nước chảy nhẹ, ấu trùng không bị phân tán xa, chất đáy tốt.
- Nơi có dòng nước chảy mạnh, việc thả vật bám thu con giống sẽ gặp nhiều khó khăn, mặt khác ấu trùng phù du cũng không thể sống ở những nơi có dòng nước chảy mạnh.
Do đó, lựa chọn bãi lấy giống còn phải dựa trên tập tính sống của ấu trùng, tầng nước phân bố của nó.
Làm túi thả giống và giàn treo cho mô hình nuôi vẹm xanh biển
Túi thả giống
- Vải màn hoặc săm cước cắt nhỏ và may thành các ống lưới có đường kính 4-5 cm, dài từ 30-40cm. Nếu dùng nilon thì dán thành các ống túi có kích thước như trên. Sau đó, dùng kéo cắt thủng túi các lỗ tròn có đường kính 2 – 3mm.
- Cắt dây nilon làm vật bám (loại dây đường kính từ 2 – 3cm) thành các đoạn có chiều dài khoảng 50cm. Luồn dây làm vật bám vào trong lòng các ống lưới hoặc túi nilon sau đó buộc chặt đáy túi vào đầu dây phía dưới. Đầu dây phía trên được buộc gập lại tạo thành khuy để luồn dây treo.
- Cắt dây treo thành các đoạn có độ dài khoảng 1 – 1,5m. Luồn một đấu dây treo vào khuy của dây bám và buộc chặt. Đầu dây còn lại dùng để treo vào xà hoặc bè.
Giàn treo
- Dùng cọc đóng thẳng hàng theo chiều vuông góc với dòng chảy của nước. Khoảng cách mỗi cọc từ 1.5 – 2m (làm vào lúc thủy triều ở mức 0 – 0.3m).
- Dùng kim và dây thép buộc chặt các cây xà ngang qua các đầu cọc. Xà treo cách mặt bãi khoảng 1 – 2m.
Thức ăn của vẹm xanh biển
Thức ăn chủ yếu của vẹm xanh biển (Perna viridis) là các loại sinh vật phù du và chất hữu cơ lơ lửng trong nước. Dưới đây là các loại thức ăn chính mà vẹm xanh biển tiêu thụ:
Sinh vật phù du (Plankton)
- Tảo vi sinh: Các loại tảo lục, tảo khuê, và tảo lam là nguồn thức ăn chính của vẹm xanh. Chúng cung cấp protein và năng lượng cần thiết cho sự phát triển của vẹm.
- Động vật phù du: Các loại động vật phù du nhỏ như luân trùng, ấu trùng giáp xác cũng là một phần trong chế độ ăn của vẹm xanh.
Chất hữu cơ lơ lửng (Detritus)
- Mảnh vụn hữu cơ: Các mảnh vụn hữu cơ từ thực vật và động vật chết, phân hủy tạo ra các hạt hữu cơ lơ lửng trong nước, là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho vẹm.
- Chất hữu cơ hòa tan: Các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước từ sự phân hủy của sinh vật cũng được vẹm hấp thụ qua hệ thống lọc nước của chúng.
Vi khuẩn và vi sinh vật
- Vi khuẩn: Các vi khuẩn có trong nước biển cũng là nguồn thức ăn cho vẹm, giúp cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ hệ tiêu hóa của chúng.
Hạt cát và các hạt vô cơ khác
- Mặc dù không phải là thức ăn, các hạt cát và hạt vô cơ nhỏ có thể bị vẹm hút vào cùng với nước và các sinh vật phù du. Chúng thường được loại bỏ qua hệ thống lọc của vẹm.
Mô hình nuôi vẹm xanh biển là loài động vật lọc nước. Chúng sử dụng hai mảnh vỏ của mình để hút nước biển vào trong và sau đó lọc ra các hạt thức ăn qua các cơ quan gọi là mang. Các hạt thức ăn được giữ lại trên mang và sau đó được chuyển đến miệng của vẹm để tiêu hóa. Quá trình này không chỉ giúp vẹm xanh lấy được dinh dưỡng cần thiết mà còn góp phần làm sạch nước biển xung quanh.
Quy trình quản lý và chăm sóc mô hình nuôi vẹm xanh biển
Một trong những yếu tố tiên quyết để mô hình nuôi vẹm xanh biển có thể thành công hay là nhờ vào cách quản lý và chăm sóc.
- Sau khoảng 5-10 ngày, kiểm tra thấy hấu hết vẹm đã mọc tơ chân và bám chặt vào dãy nilon thì dùng kéo hoặc dao cắt bỏ túi.
- Thường xuyên kiểm tra giàn treo và dây treo, nếu có sự cổ phải được sửa chữa ngay.
- Khi vẹm lớn lên nếu thấy mật độ quá dày thì dùng dao nhỏ hoặc kéo cắt tơ chân một số cá thể để tỉa cho chùm vẹm thưa hơn. số cá thể cắt ra lại cho vào túi như khi thả giống để tạo ra những dây treo mới.
- Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra lồng nuôi để loại bỏ rác thải và các sinh vật ký sinh. Kiểm tra độ dài dây treo và giàn phao để đảm bảo chúng không bị hỏng.
- Điều chỉnh mật độ: Nếu cần thiết, di chuyển hoặc điều chỉnh mật độ vẹm trong lồng để tránh quá tải và cạnh tranh dinh dưỡng.
- Quản lý chất lượng nước: Theo dõi các chỉ số chất lượng nước (độ mặn, pH, nhiệt độ) và điều chỉnh nếu cần thiết.
Các loài Hà và Sun có thể bám vào cọc và xà làm cho cọc và xà bị gầy. Do vậy, phải luôn làm vệ sinh dây treo, cọc ván xà. Một vài loài cua biển cũng có thể ăn thịt vẹm.
Thu hoạch con vẹm xanh biển
- Thời gian thu hoạch: Vẹm xanh thường đạt kích thước thu hoạch sau 6-12 tháng nuôi, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và quản lý.
- Phương pháp thu hoạch: Thu hoạch bằng cách kéo dây treo hoặc mở lồng nuôi. Lọc bỏ các vẹm không đạt kích thước hoặc bị hư hại.
- Bảo quản: Sau khi thu hoạch, vẹm cần được làm sạch và bảo quản trong điều kiện mát mẻ. Vẹm có thể được bảo quản sống trong nước biển sạch hoặc làm lạnh để giữ tươi.
Bệnh thường gặp và cách phòng ngừa ở mô hình nuôi vẹm xanh biển.
Trong mô hình nuôi vẹm xanh biển thì việc gặp phải một số bệnh ở cá là điều không thể tránh khỏi. Chỉ cần chúng ta biết cách phòng ngừa thì cá vẫn có thể khỏe mạnh.
Bệnh QPX
- Nguyên nhân gây bệnh: là do một loại ký sinh ngoài vỏ.
- Dấu hiệu của bệnh: Có những u bướu nhỏ ngoài vỏ bị vàng sẫm và sưng tấy có đường kính từ 1-5mm. Có chất nhầy trong cơ thể và có thể gặp những hạt cát nhỏ ở giữa màng áo bị sưng và mép vỏ.
- Phương pháp phòng ngừa: Cần thả với mật độ phù hợp, không nên thả với mật độ quá dày. Cần nâng cao trình độ kỹ thuật. Nếu trong chỗ nuôi có vẹm xanh bị chết cần khử trùng.
Mô hình nuôi vẹm xanh biển mang lại lợi nhuận cao do chi phí đầu tư ban đầu thấp và thời gian nuôi ngắn. Mô hình nuôi vẹm xanh biển cần chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và duy trì đa dạng sinh học. Sử dụng các phương pháp nuôi không gây hại cho hệ sinh thái biển. Bằng cách tuân thủ các bước và kỹ thuật nêu trên, mô hình nuôi vẹm xanh biển không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường biển.
Đây là những kiến thức và kinh nghiệm mà các chuyên gia thủy sản đã nghiên cứu và học hỏi được từ thực tế về mô hình nuôi vẹm xanh biển. Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết trên mọi người có thể áp dụng và thành công. Ngoài ra, các bạn có thể bổ sung thêm một số kiến thức của một số loại thủy sản khác tại đây.Cảm ơn quý độc giả đã chú ý theo dõi.