Nuôi cua hoàng đế như thế nào? Nuôi cua hoàng đế cách nào tốt nhất?
Cua hoàng đế là loại cua biển rất nổi tiếng trên thế giới. Loại thực phẩm này luôn nằm trong top hải sản tại các nhà hàng nổi tiếng. Để đáp ứng được nhu cầu lớn từ thị trường mỗi năm, một số nơi đã áp dụng nuôi cua hoàng đế thương phẩm. Mô hình này khá dễ thực hiện nhưng đòi hỏi người nuôi cần đúng kỹ thuật. Hãy cùng tìm hiểu thêm về mô hình nuôi cua hoàng đế này.
Đặc tính sinh học của cua hoàng đế
Cua hoàng đế hay còn được mọi người gọi là cua Alaska. Có tên tiếng Anh là King crab, thuộc họ cua biển. Kích thước khá to, thường cua hoàng đế sẽ bằng bàn tay xòe. Chiều dài cơ thể có thể phát triển đến 150 mm, và nặng tới 900g. Ở những vùng biển sâu, có con nặng hơn 1 kg.
Loài cua này có bộ áo giáp giày và cứng với màu vàng rực, li ti gai nhọn, que và càng to, cạnh sắc lẻm. Thịt cua hoàng đế thơm ngon, bổ dưỡng, săn chắc.
Cua hoàng đế sống ở vùng biển phía đông nam Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, chúng thường xuất hiện ở những vùng biển Quy Nhơn, Phú Yên, Sa Huỳnh,..
Quy trình nuôi cua hoàng đế
Chuẩn bị hệ thống nuôi cua hoàng đế
- Bao gồm hệ thống hộp nuôi và hệ thống tuần hoàn.
- Hệ thống nuôi cua được đặt trên một giá đỡ bằng khung thép (kích thước 0,8 – 1,2 m) để tạo cao cho quá trình nuôi.
Hệ thống nuôi
- Chuẩn bị hệ thống hộp nuôi là những hộp nhựa kích thước 17×30×40cm được xếp chồng nhau trên diện tích đã chuẩn bị.
- Hệ thống tuần hoàn (RAS) để xử lý nước thải và tái sử dụng nước, nhằm giảm thiểu chất thải ra ngoài môi trường. Hệ thống xử lý nước thải bố trí trong thùng nhựa với thể tích 160L/thùng được kết nối tuần hoàn với nhau.
- Để đảm bảo môi trường tốt nhất cho cua sinh trưởng và phát triển bình thường, cần chuẩn bị thêm thiết bị lọc cơ học để loại bỏ chất thải rắn, thiết bị lọc sinh học để giảm thiểu độc tố ammonia, thiết bị khử khí CO2 trong nước, thiết bị bổ sung và kiểm soát oxy, thiết bị diệt khuẩn bằng tia UV và hệ thống giám sát chung cho cả quy trình nuôi.
Nguyên lý hoạt động của mô hình
Nước thải từ mỗi hộp nuôi cua sẽ được gom chung về một ống dẫn để đưa về bể lắng cơ học. Tại đây, các chất thải không hòa tan sẽ được giữ lại bằng túi lọc và tấm lọc Jmat để loại bỏ dễ dàng ra bên ngoài. Nước thải sau khi được xử lý thô sẽ chảy qua ngăn lọc sinh học với các giá thể lọc sinh học là hạt Kaldnes K1 (diện tích 800m2/m3) để loại bỏ nitơ thải từ hệ thống, qua hoạt động chuyển đổi của các dòng vi khuẩn Nitrosomonate sp và Nitrobacteria sp. Sau đó, nước được cho chảy qua ngăn bơm có đèn UV để diệt các mầm bệnh trong hệ thống. Nước đã qua xử lý được cung cấp cho hệ thống hộp nuôi nhờ máy bơm (công suất 10 m3/h).
Vòng tuần này xuyên suốt trong quá trình nuôi, nước thải được tái sử dụng hạn chế thải ra ngoài môi trường. Đây chính là ưu điểm lớn nhất mà hiện nay chưa có nhiều phương thức nuôi hải sản đảm bảo được.
Cách chọn cua hoàng đế giống tốt
- Hiện nay, người nuôi có thể dễ dàng tìm được cua giống ngoài thị trường. Tuy nhiên, nên chọn mua giống ở các cơ sở sản xuất giống uy tín, đảm bảo chất lượng.
- Những con cua hoàng đế được chọn làm giống nuôi cần đồng đều nhau về mặt kích thước, có sức khỏe tốt, không bị mất các bộ phần như càng chân, màu sắc tươi sáng – màu vàng đặc trưng.
Điều kiện môi trường nuôi
Những yếu tố về điều kiện môi trường tốt để nuôi được cua hoàng đế:
- Nhiệt độ khoảng 280C.
- pH: từ 7.5 – 9.5, độ pH thích hợp nhất là ở 7.5 – 8.2.
- Độ mặn: cua hoàng đế sống trong môi trường có độ mặn từ 15%₀.
Nguồn thức ăn tốt của cua hoàng đế
Cua hoàng đế là loài ăn tạp nên người nuôi có thể chuẩn bị khá đa dạng các loại thức ăn như cá. Với điều kiện băm nhỏ, tép, tôm, ngoài ra có thể chuẩn bị thêm một số động vật nhuyễn thể,..
Khi chuẩn bị các nguồn thức ăn phù hợp, cần áp dụng cách cho ăn đúng kĩ thuật.
- Tháng nuôi thứ nhất ngày cho cua ăn 4 lần: 6 giờ sáng, 10 giờ trưa, 5 giờ và 9 đêm.
- Tăng gấp đôi lượng thức ăn khi cho cua ăn vào chiều tối.
- Tháng nuôi thứ 2 trở đi cho cua ăn ngày 3 lần sáng, chiều và tối.
Quy trình quản lý và chăm sóc nuôi cua hoàng đế
Tuy cua hoàng đế là một loài ăn tạp với bản tính dễ nuôi. Nhưng vì đây là loài cua có giá thành cao nên bạn không thể chủ quan. Bạn cần thực hiện theo quy trình sau:
- Trong quá trình nuôi, nên quản lí tỷ lệ sống và tốc độ tăng trường của cua hoàng đế thường xuyên.
- Định kỳ 15 ngày/lần, kiểm tra trọng lượng, kích thước, sức khỏe của cua để kịp thời điều chỉnh chế độ cho ăn, điều kiện môi trường phù hợp.
Lưu ý khi thu hoạch:
- Cua hoàng đế thương phẩm phải đạt các điều kiện trọng lượng khoảng 250g/con, chắc thịt hoặc đầy gạch.
- Khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn như trên, các nông hộ hoàn toàn có thể đem bán.
Những lưu ý khi nuôi cua hoàng đế
- Đảm bảo nguồn thức ăn sẵn có cho cua.
- Chọn những con giống có sức khỏe tốt nhất.
- Chú ý kiểm tra hệ thống nuôi để đảm bảo các yếu tố môi trường giúp cua sinh trưởng phát triển tốt.
Tham khảo thêm: Mô hình nuôi cua biển trong biển xi măng mang lại lợi nhuận cao.
Qua bài viết này, có thể cung cấp thêm cho bạn nhiều kiến thức về nuôi cua hoàng đế. Có thể thấy, nuôi cua bằng hộp cùng hệ thống tuần hoàn này không quá khó để thực hiện. Ưu thế vượt trội là năng suất đem lại hơn rất nhiều so với các loại hải sản khác, chi phí phù hợp cùng sự chủ động mà không bị lệ thuộc vào thời tiết quá nhiều. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số mô hình nuôi thủy sản khác tại đây.