Những lưu ý quan trọng nhất trong việc nuôi hải sâm biển tạo kết quả cao
Hải sâm là một loại hải sản quý hiếm tại Việt Nam. Những năm gần đây nguy cơ tuyệt chủng do đánh bắt hải sâm càng lớn. Bởi vậy, nhà nước ta rất khuyến khích người dân nuôi trồng hải sâm biển. Hãy cùng các chuyên gia lĩnh vực thủy sản đến với những kỹ thuật nuôi hải sâm đạt kết quả cao nhất. Bà con nên tham khảo kỹ!
Đặc tính sinh học của hải sâm biển
Hải sâm có tập tính di chuyển chậm chạp, ăn ít. Hải sâm ăn các mùn, bã hữu cơ có ở đáy ao. Góp phần làm ao nuôi trở nên sạch sẽ hơn. Đây dược ví là “thần được xứ biển” do giá trị dinh dưỡng hải sâm mang lại rất cao. Ngoài ra, hải sâm còn là một vị thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh. Hình dáng sâm biển như một con sâu lớn, di chuyển chậm.
Kinh nghiệm cần có khi nuôi hải sâm biển có kết quả tốt nhất
Cách làm ao nuôi trồng hải sâm biển đạt tiêu chuẩn
Mô hình hải sâm biển đang được các nhà thủy sản quan tâm. Để tạo một môi trường sống phù hợp nhất cho hải sâm, bà con cần đảm bảo những lưu ý sau khi làm ao:
- Không dọn quá sạch đáy ao.
- Độ mặn 20-30S.
- pH: từ 7,5-8,5.
- Nhiệt độ nước từ 26-290C.
- Độ sâu mực nước tầm 1,2 m.
- Chất đay là bùn cát.
- Bón vôi khử khuẩn cho ao trước khi thả giống 1 tuần.
- Nước phải đảm bảo sạch sẽ. được lọc qua túi lọc trước khi cho vào ao.
- Mật độ thả 1-2 con/m2.
Chọn giống hải sâm biển tốt nhất tại Việt Nam
Loài hải sản quý hiếm này đang rất được ưa chuộng. Để tránh hao hụt về sau, bà con cần chú ý ngay từ bước chọn giống. Một đàn giống đạt tiêu chuẩn sẽ đảm bảo sức sống bền vững. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển của hải sâm cũng dễ dàn quan sát hơn.
- Chọn con giống có bề ngoài to đều, đẹp.
- Màu sắc tươi sáng, đồng đều kích cỡ.
- Mỗi con hải sâm có trọng lượng từ 15-20g.
- Lúc vận chuyển cần có chỗ hở để hải sâm không bị chết ngạt.
- Tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
- Trước khi thả cần đo lại độ pH, nhiệt độ nước.
Nguồn thức ăn phong phú cho hải sâm biển hiện nay
Hiện nay, theo nghiên cứu của các chuyên gia thuyhaisanvn thì hải sâm ăn mùn cát, ăn ít. Nguồn thức ăn của hải sâm chủ yếu là mùn đất ở đáy ao. Bởi vậy, không cần quá chú trọng tìm kiếm nguồn thức ăn khác cho hải sâm.
- Không dọn đáy quá sạch.
- Cung cấp mùn đất thường xuyên.
- Bỏ thuốc vitamin C xuống ao để hòa tan vào nước. Điều này giúp hải sâm biển có đề kháng luôn khỏe mạnh nhất.
Quy trình quản lý và chăm sóc khi nuôi hải sâm biển
Để tạo ra một mô hình thành công cần có quy trình nuôi hợp lý nhất. Để đảm bảo kết quả tốt thì bà con cần lưu ý:
- Thay nước thường xuyên để bổ sung oxy.
- Vớt rêu bám vào ao thường xuyên.
- Bắt cua, ốc có trong ao. Tránh gây thiếu khí.
- Kiểm tra độ sạch nước, nhiệt độ thường xuyên.
- Chọn đàn giống đều và đẹp.
Một số bệnh thường gặp khi nuôi hải sâm biển cần quan tâm nhất
Cùng với tập tính bám vào đáy ao, ăn mùn đất và di chuyển chậm thì hải sâm dễ tiếp xúc vi khuẩn xấu. Từ đó, nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Để tránh trường hợp hải sâm biển chết thì bà con nên phòng và chữa trị bệnh kịp thời. Dưới đây là những cách phòng bệnh:
- Thay nước thường xuyên, đảm bảo môi trường sạch sẽ.
- Không làm ao nơi bụi rậm.
- Bắt cua, ốc ra khỏi ao. Tránh hải sâm thiếu khí.
Lưu ý quan trọng khi nuôi trồng hải sâm biển không nên bỏ qua
Ngoài kỹ năng cơ bản trong nuôi trồng thủy sản, những kiến thức trong bài viết cần được đọc kỹ càng. Làm theo đúng các bước sẽ giúp lộ trình tạo ra mô hình nuôi hải sâm biển có kết quả cao vượt trội nhất.
- Cách làm ao đạt tiêu chuẩn.
- Chọn con giống tốt.
- Phòng và trị bệnh kịp thời.
Bài viết trên đã gửi tới những thông tin chính xác về kỹ thuật nuôi hải sâm biển. Nguồn hải sản quý hiếm được bà con nuôi trồng quan tâm nhất hiện nay. Kiến thức hay đã được chúng tôi kiểm chứng ở tỉnh Cà Mau và một số tỉnh thành phía nam Việt Nam. Để đảm bảo mô hình thành công thì bà con hãy lưu bài viết để làm tư liệu tham khảo. Ngoài ra, các kỹ thuật nuôi thủy sản khác vẫn đàn được cập nhập, bà con không nên bỏ qua!