Giải đáp thắc mắc về thủy sản nước lợ. Chúng được nuôi tại đâu?
Hiện nay, vì tập trung phát triển cơ sở hạ tầng mà chúng ta đã bỏ quên đến môi trường nước. Hằng ngày, lượng nước biển càng lấn vào bên trong đất liền. Kết hợp với đó là không có cây cối nên việc xâm nhập diễn ra rất nhanh. Thoáng chốc nguồn nước ngọt đã bị nước biển chiếm đóng. Vậy các loại thủy sản nước lợ được nuôi ở đâu là chủ yếu? Chúng ta hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nước lợ là gì?
Nước lợ là một loại nước có độ mặn cao hơn độ ngọt. Nó xảy ra lượng nước biển lấn ắt đi nước ngọt. Hoặc một số hoạt động nhất định của con người cũng có thể tạo ra nước lợ. Cụ thể là trong một số dự án xây dựng nhà dân như các dạng đê ven biển. Hay việc làm ngập lụt các vùng đất lầy lội ven biển để tạo ra các ao hồ nước lợ để nuôi các loại thủy sản nước lợ như tôm, cá… Nước lợ cũng có thể là chất thải chủ yếu của công nghệ do năng lượng gradient độ mặn.
Do nước lợ là không thích hợp với sự phát triển của phần lớn các loài thực vật trên đất liền. Cho nên nếu không có sự quản lý và kiểm soát thích hợp thì nó có thể gây ra các tổn hại cho môi trường nước ngọt.
Thủy hải sản nước lợ được nuôi ở đâu?
Chúng ta thường thấy thủy sản nước lợ được nuôi ở những nơi có sự bất ổn giữa lượng nước ngọt và nước mặn cụ thể là: Đầm phá, bãi triều, dãi rừng ngập mặn.
Tuy đây là một loại nước rất khó chịu với người dân mỗi khi có lũ lụt vì lượng nước lợ càng ngày càng được mở rộng. Nhưng rất nhiều hộ dân đã lợi dụng những tính năng tốt của nước lợ mà nuôi trồng những loại thủy sản như: cá bóp, cá chẽm, cá mú, cá măng, tôm,….
Những thuận lợi khi nuôi
Tuy đây là một loại nước “khó trị” nhưng vẫn có những loại thủy sản sống tốt, phát triển mạnh và có sức đề kháng tuyệt vời. Vì chúng được sống trong sự pha lẫn của nước mặn và nước ngọt.
Ngày nay, nhiều người đang tích cực trồng những cây chống ngập mặn. Vô hình chung những loại cây đó sống rất tốt và tạo ra một lượng thức ăn vô cùng tốt cho các thủy hải sản nước lợ.
Các khó khăn gặp phải khi nuôi
Để có những thuận lợi như trên. Trước đó người dân gặp rất nhiều khó khăn về việc sinh hoạt, nuôi trồng bất cứ gì trên vùng nước lợ. Nhưng gặp cái khó nên mới ló cái khôn. Người dân vùng nước lợ đã phải cố gắng rất nhiều để trồng được cây trên đây. Sau đó, họ phải tìm hiểu, tìm kiếm những sinh vật nào sống được trong môi trường nước lợ.
Hằng năm, lượng nước mưa càng nhiều nó đã khiến cho lượng nước biển, lợ tràn vào sâu hơn trong đất liền. Nó đã làm cho lượng nước ngọt trở nên rất khan hiếm. Do đó, người dân ở ven biển sinh hoạt vô cùng khó khăn.
Mô hình nuôi thủy hải sản nước lợ
Đối tượng chủ yếu được chọn để nuôi trồng là các loại tôm. Ví dụ như tôm sú, tôm he, tôm thẻ chân trắng, tôm bạc thẻ,… Hình thức nuôi gồm chuyên canh một đối tượng hay xen canh, luân canh nhiều đối tượng. Và còn nhiều người chọn lựa nuôi trong rừng ngập mặn. Gần đây cũng nổi lên trào lưu nuôi theo mô hình hữu cơ. Với những ưu điểm như nuôi trong môi trường gần như tự nhiên, không hóa chất, không sử dụng kháng sinh, thuốc kích thích,…
Những loại thuốc được cho phép dùng khi nuôi thủy sản nước lợ
Chú ý việc sử dụng thuốc cho các thủy sản nuôi trong nước lợ. Bên dưới đây là 1 số tên thuốc tiêu biểu bạn có thể tham khảo
BKC: Là một loại amoni hữu cơ với tính ổn định cao và an toàn. Có khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật đơn bào, nấm mốc, khống chế tảo,…
Bạn có thể tham khảo thêm thuốc tại đây.
Yucca: Là một loại thực vật bản địa ở sa mạc. Cây có chứa Saponine giảm khí NH3 có trong ao nuôi. Ngoài ra còn khả năng tiêu diệt kí sinh trùng có trong ống tiêu hóa vật nuôi,…
Chi tiết cách sử dụng hiệu quả nhất thuốc yucca.
Thuốc tím: Là hóa chất không mùi, tan vô hạn trong nước và có màu tím ánh kim đặc trưng. Thuốc tím có thể tiêu diệt được nấm, tảo, diệt khuẩn với nồng độ thấp. Ngoài ra còn có khả năng giảm hàm lượng hữu cơ có trong ao, loại bỏ 1 số chất vô cơ,…
Glutaraldehyde: Là chất hữu cơ không màu, có mùi nồng cay. Là một chất diệt khuẩn phổ thông với khả năng giết chết tế bào nhanh. Có khả năng tự hủy sinh học cao nên an toàn với môi trường nước,…
Ngày nay, lượng nước lợ đã được người dân chúng ta sử dụng một cách tối đa. Nhưng đừng quá lạm dụng vào nước lợ và hãy trồng cây liên tục để có được lượng nước ngọt mà sinh hoạt nhé. Cảm ơn quý khách đã xem bài viết này. Hãy theo dõi chúng tôi để có những thông tin sớm nhất về thủy hải sản Việt Nam nhé. Chúc quý khách thành công.
1 Comment
[…] hãy luôn tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng bất kỳ chất hóa học nào cho thủy sản của chúng […]