Nuôi cua dừa ở Việt Nam như thế nào? Cách nào đạt hiệu quả tốt nhất?
Cua dừa xuất hiện rất nhiều ở vùng miền Tây đất nước ta. Cua dừa hiện nay còn là loại thực phẩm được ưa chuộng ngoài thị trường, song song với đó nghề nuôi cua dừa ở Việt Nam cũng đang được ứng dụng khá rộng rãi. Vậy cách nuôi cua dừa ở Việt Nam như thế nào tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp nhé.
Đặc tính sinh học
- Cua dừa thuộc họ động vật chân đốt, họ hàng gần với cua ẩn sĩ. Nổi bật là kích thước khổng lồ, nặng tới 4kg và có chiều dài tối đa gần 1m (tính khoảng cách giữa hai chân).
- Với vẻ ngoài hơi đáng sợ, kích thước to nổi bật, loài cua này có thể coi là loài cua trên cạn lớn nhất thế giới.
- Tùy vào môi trường sinh sống mà cua dừa có màu sắc khác biệt, thường là từ đỏ cam tới xanh tía. Nhiều hơn cả là màu xanh lam và màu đỏ.
- Cua dừa thường sống ở các hòn đảo thuộc Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương,..Tại Việt Nam, chúng ta có thể tìm thấy chúng ở các tỉnh miền Tây như Bến Tre.
Quy trình nuôi cua dừa ở Việt Nam đạt hiệu quả cao
Những chuẩn bị trước khi nuôi cua dừa ở Việt Nam
- Bể nuôi
- Bể nuôi (cho 3 con cua) kích thước 3mx2mx1m. Thành bể được lát trơn để tránh việc cua bò ra ngoài trong quá trình nuôi. Bể nuôi có thể to hơn tùy thuộc vào số lượng nuôi.
- Sàn bể phải thật chắc chắn để cua không đào lỗ thất thoát ra ngoài. Người nuôi có thể dùng lưới sắt bao quanh bể.
- Tùy thuộc vào số lượng, kích thước cua dừa mà các hộ nên chọn nơi nuôi thích hợp. Bể nuôi cần có nắp, thành bể chắc chắn nhưng vẫn giữ được lượng không khí, độ ẩm cần thiết. Mỗi ngày nên dùng bình phun sương phun lên chuồng duy trì độ ẩm cho bể nuôi.
- Chất nền là một bề mặt cát, độ dày từ 30cm trở nên trong bể. Chất nền khá đa dạng, nhưng cần đảm bảo đủ giữ ẩm, tơi xốp. Và đủ sâu phù hợp với tập tính thích đào bới, ẩn nấp của cua dừa. Chất nền có thể là cát biển sạch, xơ dừa, rêu biển phơi khô.
- Hai máng nước gồm một máng nước muối pha loãng và một máng nước ngọt.
- Máng thức ăn có kích thước vừa phải, không để cua bò vào được.
- Máng đựng rong biển, mai mực
Đây là thứ rất tốt cho cua vào thời kỳ lột xác. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm canxi an toàn khác thay cho rong biển, mai mực.
- Tấm đậy bể: Chỉ nên che kín bể nuôi 50% để đảm bảo các yếu tố thông gió, độ ẩm cho cua.
Lưu ý: không che quá kín bể có thể phát sinh nấm mốc gây hại.
Cách chọn con giống khi cua dừa ở Việt Nam
Người nuôi có thể dễ dàng chọn mua giống cua tại các trại giống gần nhất. Tuy nhiên, nên chọn những con cua dừa cùng loại kích cỡ để dễ chăm sóc và quản lí. Có thể chọn những con có kích cỡ khác nhau, nhưng cần có những cách chăm sóc đặc biệt.
Điều kiện môi trường khi nuôi cua dừa ở Việt Nam
Độ ẩm
- Cần duy trì độ ẩm tốt để cua dừa có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất (từ 70 – 80%).
- Nước ta vốn là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Không có quá nhiều khác biệt với môi trường của cua dừa ngoài tự nhiên. Vì vậy, việc nuôi cua dừa ở Việt Nam cũng không gặp quá nhiều khó khăn.
Nước ngọt
- Có thể sử dụng nước đóng chai hoặc nước máy với điều kiện đã khử clo.
- Nước mặn thì pha tỷ lệ 30g/l nước.
- Máng nước thay 2-3 ngày/lần.
Muối
- Nên dùng muối hạt hoặc muối biển nguyên chất.
- Cua dừa có nguồn gốc từ biển, các hòn đảo nên dù sinh sống ở trên cạn chúng vẫn rất cần muối.
- Muối giúp cua cân bằng chất trong cơ thể. Ngoài ra, cua dừa cũng cần muối để lột xác.
Thức ăn của cua dừa ở Việt Nam
Để chọn được nguồn thức ăn tốt cho cua dừa bạn cần biết những thông tin sau:
- Cũng giống như rất nhiều loài cua khác, cua dừa là loài ăn tạp. Thức ăn của chúng là thịt và thực vật.
- Thực vật cung cấp cho cua dừa một lượng lớn vitamin và khoáng chất. Chúng có thể là rau, cải, củ, quả, trái cây…
- Thịt cung cấp trong mỗi bữa của cua dừa thường là thịt heo,bò, gà; thủy-hải sản như cá, tôm, mực…
- Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thức ăn nhân tạo. Hiện nay, tại các cửa hàng chưa cung cấp thức ăn chuyên dụng cho cua dừa. Người nuôi hoàn toàn có thể sử dụng thức ăn cho tôm hùm.
- Cua dừa hoạt động cả ngày, nên có thể chia 2 giờ ăn cho chúng, sáng lúc 10h, chiều khoảng 18h.
Quy trình quản lý và chăm sóc nuôi cua dừa ở Việt Nam
- Khi nuôi cua dừa ở Việt Nam, các bạn cần đảm bảo các điều kiện môi trường tốt nhất.
- Nguồn thức ăn luôn có sẵn, không để cua bị đói.
- Cua dừa có tập tính thích leo trèo, khám phá nơi ở. Việc vận động mỗi ngày cũng giúp cua duy trì việc ăn uống thường xuyên, nhanh nhạy. Nếu có thể, hãy chuẩn bị hòn non bộ gồm cành gỗ lũa và đá để cua leo lên, trú ngụ vào ban ngày.
Chú ý: Cách thu hoạch cua dừa đúng cách cua dừa có trọng lượng từ 2-4 kg là có thể đem bán.
Những chú ý khi nuôi cua dừa ở Việt Nam
- Nuôi cua dừa ở Việt Nam khá thuận lợi, một vài vùng miền đặc thù cũng cần chú ý. Nếu các bạn nuôi cua dừa ở miền Bắc, nơi có 4 mùa phân biệt, nên dùng đồng hồ đo độ ẩm để kiểm soát độ ẩm dễ dàng hơn.
- Trong thức ăn, luôn đảm bảo cua dừa có cả thịt và thực vật. Máng thức ăn nên được thay mỗi ngày, tránh thiu, mốc. Cua dừa ăn tạp nên thức ăn cho chúng cũng rất dễ kiếm. Nhưng cũng cần phải đổi thực đơn thường xuyên vì cua không thể ăn mãi một loại.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe, sinh trưởng của cua.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết cách nuôi cua đồng trong thùng nhựa hiệu quả.
Bài viết này đã cung cấp khá nhiều những kiến thức về nuôi cua dừa ở Việt Nam. Cua dừa tự nhiên hiện nay ngày càng giảm, trong khi nhu cầu người sử dụng chúng ngày một tăng. Để đáp ứng được tiêu chí này, người nuôi cần áp dụng kỹ thuật nuôi đúng đắn cùng những lưu ý nhỏ nhất về nuôi cua dừa. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một vài mô hình nuôi thủy sản hiệu quả khác.
1 Comment
mua con giống ở đâu vậy ạ