
Mô hình nuôi cá nhụ tốt nhất Việt Nam
Nghĩ giàu, làm giàu là ước mơ của bao người. Đặc biệt là những hộ gia đình nuôi thủy sản bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Họ làm lụng vất vả chỉ mong có một cuộc sống đủ đầy, nghe đến chuyện làm giàu nhờ nghề nông phải chăng là điều quá xa xỉ với nghề thủy sản. Nhưng không! Đây là một ý tưởng không hề viễn vông, ước mơ này hoàn toàn có thể thực hiện được. Nếu biết áp dụng đúng cách mô hình nuôi cá nhụ theo hướng dẫn của các chuyên gia thủy sản thì con đường làm giàu sẽ không còn là điều xa vời .
Đặc điểm sinh học của cá nhụ
Trước khi đến với mô hình nuôi cá nhụ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua một số đặc điểm sinh học của loài cá này nhé.
Cá nhụ có rất nhiều tên gọi khác nhau như: cá chét bùn, cá nhụ bốn râu, cá nhụ lớn… Loài cá này thuộc họ cá vây tua, thân hình hơi dẹt, 9 dây lưng, 3 dây hậu môn và có 4 râu dài. Thời gian sinh sản của cá nhụ là từ tháng 3 đến tháng 7.

Hướng dẫn cụ thể mô hình nuôi cá nhụ
Bà con hãy theo dõi kỹ những bước dưới đây để có một mô hình nuôi cá nhụ thành công.
Các bước để xây dựng ao cho mô hình nuôi cá nhụ tối ưu nhất
Ao nuôi cá giống như căn nhà để cá phát triển, vậy nên chúng ta cần phải xây dựng một nơi có đầy đủ những điều kiện lý tưởng để cá sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất.
- Cá nhụ thường hoạt động rất mạnh, vì vậy chúng ta cần phải đào ao sâu (từ 2-2,5m) .
- Nước trong ao cần đảm bảo được xử lý sạch, đảm bảo tỷ lệ oxy hòa tan cao và môi trường sống phải ổn định.
- Trên ao có hệ thống lưới che chắn nắng để tảo không phát triển quá mức cho phép, đồng thời cá nhụ cũng sẽ không bị ảnh hưởng khi ánh sáng quá mạnh dẫn đến mờ mắt.
Cùng tìm hiểu phương pháp chọn và thả giống đúng kỹ thuật trong mô hình nuôi cá nhụ
Chọn giống là một bước cực kỳ quan trọng cần phải làm thật tốt, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hiệu quả của mô hình nuôi cá nhụ. Sau đây là một số những kỹ thuật chúng tôi đã tìm hiểu, mọi người có thể tham khảo.
- Chọn con giống cỡ 5-6 lạng là khá thuận lợi để cá phát triển tốt.
- Con giống phải được mua ở nơi có uy tín để đảm bảo chất lượng.
- Khi chọn giống cần lưu ý chọn con khỏe mạnh, bơi lội linh hoạt, đều màu và không bị dị hình, dị tật.
- Nên thả mật độ vừa phải để đảm bảo không gian cho cá phát triển.
- Nên thả giống vào buổi sáng hoặc chiều muộn để cá không bị sốc nhiệt.
Chọn thức ăn cho mô hình nuôi cá nhụ
Sau khi đã chuẩn bị tốt quá trình chọn giống, thì việc lựa chọn thức ăn là điều quan trọng không kém, điều này giúp duy trì sự sinh trưởng của cá nhụ.
- Cá nhụ được nuôi bằng thức ăn công nghiệp (chú ý nên chọn cơ sở có uy tín).
- Thức ăn của chúng như: cá vược và một số loại cá biển khác.
- Có thể cho cá nhụ ăn tôm nhỏ, sinh vật phù du, côn trùng.
- Nếu có điều kiện có thể bổ sung thêm cho cá vitamin C và men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho cá.
Quy trình quản lý và chăm sóc mô hình nuôi cá nhụ
Trong quá trình cá phát triển sẽ không tránh khỏi những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn, vì vậy người nông dân phải theo dõi thường xuyên các công tác hằng ngày như:
- Vệ sinh định kỳ dụng cụ cho cá ăn.
- Hằng tuần kiểm tra các điều kiện môi trường như: nhiệt độ, độ PH, chất lượng của nước, …
- Không nên để thức ăn dư thừa trong ao, vì điều này có thể gây ra ô nhiễm nguồn nước và gây nên mầm bệnh.

Phương pháp thu hoạch cá nhụ hiệu quả
Nhiều người nông dân không quan tâm đến quá trình thu hoạch cá, nhưng thực ra đây là một bước khá quan trọng để đảm bảo chất lượng cho cá nhụ. Khi thu hoạch cần tránh làm cá trầy da, cá phải đảm bảo đủ trọng lượng cần thiết.
Một số bệnh thường gặp ở cá nhụ mà bà con cần lưu ý
Hội chứng lở loét
- Tác nhân gây bệnh: Do nấm Alphanomyces Invadan phát triển và len lỏi sâu trong thịt của cá. Ngoài ra, còn phải nói đến một số tác nhân khác như: virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, …
- Dấu hiệu bệnh lý: Cá ít ăn hoặc bỏ ăn, vận động không linh hoạt. Trên thân mình có những vết lở loét sâu, dần dần cá chết hàng loạt.
- Phòng và trị bệnh: Đối với căn bệnh này thì phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là ngay từ đầu phải lựa chọn giống tốt, có sức đề kháng cao. Ngoài ra, kết thúc mỗi mùa vụ nên tẩy dọn, vệ sinh ao sạch sẽ.
Bệnh trùng quả dưa (bệnh đốm trắng)
- Tác nhân gây bệnh: Do loài trùng quả dưa Ichthyophthirius multifiliis gây ra.
- Dấu hiệu bệnh lý: Bơi nổi thành từng đàn trên mặt nước, quẫy nhiều do ngứa trên da, mang. Có nhiều hạt lấm tấm trên da màu trắng đục. Cá khi mắc bệnh thường có màu sắc nhợt nhạt.
- Phòng và trị bệnh: Dùng Formalin phun xuống ao 2 lần/tuần với nồng độ 150-200ml/m³ sau đó thay nước; hoặc tắm formalin cho cá với nồng độ 200 – 250 ml/m³ trong vòng 30 – 60 phút.
Những kiến thức này chúng tôi đã chắt lọc cẩn thận, hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích được cho quý vị trong tương lai. Để thành công trong mô hình nuôi cá nhụ không khó, quan trọng cần có đủ kiến thức và kỹ thuật. Bên cạnh đó, quý khách có thể tìm hiểu thêm một số kiến thức về các loại thủy sản khác tại đây.