Chia sẻ kinh nghiệm từ mô hình nuôi cá lăng thu tiền tỷ
Cá lăng là loại cá được sử dụng rất nhiều ở nước ta. Không chỉ vì chất lượng của cá mà là giá thành luôn luôn đạt ở mức cao. Điều này kéo theo sự ham muốn tìm hiểu về mô hình nuôi cá lăng của các nhà đầu tư. Sau đây, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết mô hình nuôi cá lăng thu tiền tỷ này nhé.
Đặc tính sinh học của cá lăng
Cá lăng sinh sống ở các vùng nước ngọt và cả các vùng nước lợ. Chúng có lớp da trơn, đen bóng, đầu dẹp, hai bên miệng có hai râu dài. Chúng ăn các loài tôm, cua, ốc nhỏ. Mùa sinh sản thường từ tháng 8 – 9, cá mẹ đẻ khoảng 10.000 trứng/lần.
Hướng dẫn chi tiết mô hình nuôi cá lăng hiệu quả
Mô hình nuôi cá lăng hiệu quả cần đảm bảo các yếu tố sau:
Thiết kế ao nuôi cá lăng
Ao nuôi cá cũng giống như căn nhà của cá lăng vậy, chúng ta cần phải thiết kế một căn nhà với những tiện nghi đầy đủ nhất để chúng có thể phát triển một cách tốt nhất. Sau đây là một số những lưu ý mà mọi người nên lưu tâm:
- Diện tích ao nuôi từ 500-3000m2.
- Độ sâu mực nước từ 1-1,5m.
- Đáy ao tốt nhất là đất thịt pha cát.
- Độ pH từ 6,5-8 là thích hợp.
- Màu nước trong ao đảm bảo là màu xanh, độ trong ổn định.
- Bờ ao có thể là bờ đất hoặc được xây kiên cố bằng gạch hoặc bê tông.
- Ao có cống cấp và cống thoát nước chủ động.
Trước khi sử dụng, bạn cần tiến hành tát cạn ao, dùng vôi bột tẩy ao với liều lượng 7-10kg trên 100m2, để ổn định độ pH, phơi đáy ao khoảng 2-3 ngày.
Chọn cá lăng giống và thả giống
Nhất giống nhì phân tam cần tứ nước. Để giúp mô hình nuôi cá lăng hiệu quả thì việc chọn giống tốt là một việc bắt buộc.
- Chọn những con giống khỏe mạnh, không bệnh tật, khỏe mạnh, có màu ri sẫm.
- Trọng lượng cá trung bình từ 10-20gram/con.
- Mật độ thả nuôi từ 1-2con/m2 ao.
- Thả cá giống vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát, nhiệt độ ao không quá 300C, tắm qua dung dịch nước muối ăn nồng độ 3% để phòng bệnh.
- Khi thả cá chú ý cân bằng các yếu tố môi trường để tránh gây sốc cho cá.
Thức ăn của cá lăng
Chúng ta hãy tưởng tượng nuôi cá lăng cũng giống như trồng một cái cây. Khi đã chọn được giống tốt thì việc tiếp theo để duy trì sự sống cho cái cây ấy là bón phân hợp lý và đúng cách. Khi nuôi cá lăng cũng vậy, việc lựa chọn nguồn thức ăn cũng rất quan trọng để cá có thể tồn tại và sinh trưởng một cách tốt nhất.
- Thức ăn tươi sống: các loại cá tạp, giun, ếch, cắt nhỏ vừa kích cỡ miệng cá
- Thức ăn công nghiệp: do các công ty sản xuất, dạng viên, cho ăn theo hướng dẫn trên bao bì
- Thức ăn chế biến: theo tỷ lệ: bột cá 55%, đậu nành 28%, cám gạo 10%, bột sắn 6%, vitamin C 1%. Trộn đều cho thêm nước để đủ độ ẩm rồi ép thành dạng viên, sấy khô để bảo quản cho cá ăn dần
Cho cá ăn 2 lần mỗi ngày vào 8h và 16h. Có thể chọn thức ăn tươi sống, thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn chế biến cho cá ăn.
Quy trình quản lý và chăm sóc trong mô hình nuôi cá lăng
Quản lý ao nuôi cũng như chăm sóc tốt cho cá, giúp cho cá lăng phát triển tốt, mang suất thu hoạch sẽ cao hơn. Sau đây, sẽ hướng dẫn chi tiết cách quản lý và chăm sóc chúng.
- Đảm bảo lượng nước trong ảo không thấp hơn 1m.
- Thường xuyên kiểm tra ao nuôi, chất lượng nước, nhiệt độ, độ pH.
- Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cho ăn tránh tích tụ mầm bệnh.
- Cho cá ăn đủ lượng theo kích thước cá.
Thu hoạch cá lăng
Cá lăng sau hơn 7 tháng có thể xuất bán. Xả bớt lượng nước trong ao trước khi thu hoạch. Trọng lượng từ 1,2kg/con với giá bán từ 80-120 nghìn đồng/kg tùy vào từng thời điểm. Sau khi trừ chi phí người nuôi thu về lợi nhuận cao. Khi vận chuyển vui lòng nhẹ tay để tránh tình trạng xây xát da sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng của cá.
Những lưu ý từ mô hình cá lăng
Để mô hình nuôi cá lăng hiệu quả nhất cần chú ý đến một số yếu tố khác như:
- Bổ sung vitamin C định kỳ hàng tháng để bổ sung đề kháng cho cá. (Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng vitamin C cho cá lăng)
- Nhiệt độ thay đổi mạnh có thể làm mái che cho cá trú ẩn.
- Giữ môi trường nuôi luôn sạch để tránh cá bị nhiễm mệt số bệnh.
- Trời mưa to làm nước ao đục có thể dùng vôi để xử lý.
- Thời tiết thay đổi đột ngột làm cá dễ bị bệnh, cần kiểm tra và kịp thời xử lý.
Một số bệnh và cách phòng ngừa bệnh dành cho mô hình nuôi cá lăng
Bệnh trùng quả dưa
- Nguyên nhân: Do ký sinh trùng ichthyophthirius multifiliis gây ra
- Tác hại: Trên thân cá thường xuất hiện các lấm tấm trắng như vảy nhót, nếu bệnh nặng có thể làm cá loét cả mảng da.
- Cách điều trị: Cần tắm cho cá bằng hỗn hợp H2O2 với lượng 70ml/m3 và axit acetic lượng 30ml/m3 trong thời gian 5-10p, kết hợp với trộn thuốc Praziquantel vào thức ăn cho cá liên tục trong 5 ngày với liều lượng 1g/20kg cá/ ngày.
Bệnh gan thận mủ
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Edwardsiella Tarda gây ra
- Tác hại :Cá mất chức năng vận động do đuôi bị tưa tách. Có thể xuất hiện những vết thương dưới lớp biểu bì,cơ
- Cách điều trị: Dùng kháng sinh Plorpheniol hoặc Doxycycline liều lượng 3-5g/100kg cá/ ngày cho ăn liên tục 7 ngày. Hoặc có thể bổ sung vitamin C cho cá với liều lượng 2-3g/100kg cá/ ngày liên tục 5 ngày.
Tham khảo thêm: Một số kiến thức về mô hình nuôi của các loại thủy sản khác tại đây.
Từ những thông tin trên có thể thấy, nuôi cá lăng rất dễ nếu người nuôi tìm hiểu đúng kỹ thuật nuôi ở bên trên. Chúng tôi mong rằng mô hình nuôi cá lăng này giúp ao nuôi nhà bạn mang lại năng xuất cao.