Kỹ thuật nuôi cá tầm mang đến nhiều thành công cho người nuôi thủy sản
Cá tầm đang là loài có được lượt tìm kiếm cao trong thời gian gần đây. Vì chính là loài cá mang lại lợi nhuận kinh tế cao và phù hợp sống ở khí hậu Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi cá tầm mang lại kết quả cao. Sau đây, các chuyên gia thuyhaisanvn sẽ mang tới kỹ thuật nuôi cá tầm thành công nhất hiện nay mà bạn nên áp dụng.
Đặc tính sinh học của cá tầm
Cá tầm là một loài cá chuyên ăn ở tầng đáy của ao, hồ. Thức ăn ngoài tự nhiên của cá tầm là động vật giáp xác, giun tơ, loài cá nhỏ và côn trùng. Môi trường sống phù hợp trong kỹ thuật nuôi cá tầm là: Nước sạch, nước lưu thông, có nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ được kiểm chứng phù hợp cho cá sống 15-280C.
Trong 12-14 tháng, cá tầm có thể đạt đến 1,5-2kg/con. Có chiều dài 25 – 30 cm. Trong cùng một độ tuổi, cá tầm đực sẽ to hơn cá cái. Cá tầm cái có thể sinh nở khi đủ 5 năm tuổi. Đây là độ tuổi thích hợp để cá đẻ trứng khỏe mạnh và tạo ra giống cá tốt. Một cá tầm cái lớn có thể đẻ trung bình 18kg trứng cho tới mùa thu hoạch.
Kỹ thuật nuôi cá tầm cần có kinh nghiệm gì?
Cá tầm là loài cá không khó nuôi. Nhưng nếu nuôi không đúng kỹ thuật thì không thể giúp cá sống tốt và phát triển mạnh mẽ được. Việc tìm hiểu, tham khảo kinh nghiệm trong việc nuôi cá tầm là vô cùng cần thiết. Hãy cùng tham khảo những kỹ thuật đúng đắn trong việc nuôi cá tầm dưới đây:
Cách chọn ao thích hợp để nuôi cá tầm
- Không nên nuôi cá ở ao đất. Vì cá tầm là loài chuyên ăn ở đáy ao, bể. Nên sẽ rất lãng phí nếu thức ăn bị trộn lẫn trong đất.
- Làm bể nuôi cá tầm bằng bể nổi lót bạt. Nó nhằm kiểm soát tốt môi trường sống, gom rác thải tầng đáy sạch. Giúp cá có môi trường sống tốt và an toàn nhất.
- Thiết kế bể, ao nuôi cá hình chữ nhật hoặc hình vuông đang rất phổ biến. Đây là hình dáng ao thường được áp dụng phù hợp với diện tích đất của người nuôi.
- Để tạo ra không gian sống tốt nhất cho cá tầm, thì bể, ao hình tròn được đánh giá là tốt nhất. Đây là kỹ thuật nuôi cá tầm cần lưu ý. Việc này thuận tiện tạo thành dòng nước lưu chuyển trong ao, bể nhiều nhất.
- Bể, ao nuôi cá nên có chiều cao từ 1,2-1,5m.
- Không đặt ao, bể nuôi cá tầm gần bể đập và nơi ô nhiễm môi trường. Việc đó hạn chế sự tác động xấu từ môi trường tới sự sống của cá.
- Bể cá cần có chỗ thoát nước. Nhiệt độ nước ổn định 15-280C.
Cách chọn giống cá tốt trong kỹ thuật nuôi cá tầm
- Chọn giống cá tầm có ngoại hình đều, đẹp.
- Chiều dài một con cá tầm giống từ 7-10 cm là hợp lý.
- Trọng lượng cơ thể cá từ 200 gam.
- Chọn những con cá có sức bơi lội trong nước tốt, không kén thức ăn.
- Trước khi thả cần ngâm bao cá giống xuống nước trong lồng khoảng 15 – 20 phút để cân bằng nhiệt độ bên trong bao và bên ngoài. Tiếp theo mở miệng bao cho cá bơi vào ao.
- Quan sát kỹ đàn cá giống bơi trong nước. Để nhanh chóng loại những con yếu hơn.
Việc cẩn thận trong quá trình chọn giống cá là quan trọng nhất. Đây là tiền đề để đảm bảo sự sống của cá tầm. Bên cạnh đó, sự phát triển của cá được đảm bảo, tạo ra lợi nhuận kinh tế cao. Kỹ thuật nuôi cá tầm sẽ rất đơn giản nếu bạn cẩn thận từ lúc chọn giống.
Những loại thức ăn tốt cho cá tầm
Thức ăn cho cá tầm hiện nay phần lớn là thức ăn công nghiệp. Bên cạnh đó, nên bổ sung thường xuyên thức ăn tươi sống: giun đất, tép,…Nên cho cá ăn vào 7h, 12h, 15h và 19h trong ngày. Đây là khoảng thời gian hợp lý, không khí mát mẻ. Cá tầm sẽ dễ hấp thụ thức ăn và ăn nhiều. Bên cạnh đó, thức ăn cũng là việc đáng lưu ý trong kỹ thuật nuôi cá tầm hiện nay.
- Cho cá ăn 4 lần/ngày.
- Cá trong giai đoạn mới thả giống, lượng thức ăn từ 6-8% so với trọng lượng cơ thể.
- Trong giai đoạn 3-6 tháng, cho cá ăn 4-6% trọng lượng cơ thể.
- Cá tầm ở giai đoạn trên 6 tháng đến lúc thu hoạch, khẩu phần ăn 3-5% so với trọng lượng cơ thể
- Cá từ 6 tháng sẽ lớn nhanh, nên cần quan sát để cho cá ăn đủ.
- Trộn Vitamin C vào thức ăn 4 lần/tuần.
Quy trình quản lý và chăm sóc tron kỹ thuật nuôi cá tầm
Để có được một đàn cá tầm tốt nhất, bạn cần phải thực hiện theo quy trình sau:
- Hàng ngày quan sát, loại bỏ rác thải tại khu vực nuôi. Để tránh ảnh hưởng tới lồng nuôi và gây dịch bệnh cho cá.
- Định kỳ từ 20 – 30 ngày tiến hành vệ sinh lồng nuôi cá. Kéo lồng lên dùng máy bơm cao áp xả nước trực tiếp để giặt lồng lưới. Bạn cũng có thể thay lưới để đảm bảo lồng nuôi luôn sạch sẽ.
- Trong quá trình vệ sinh cần kiểm tra lồng, phát hiện kịp thời các vết rách, rạn nứt để kịp thời khắc phục các vết rách nhằm hạn chế cá đi mất.
- Loại bỏ rác thải trong ao.
- Vào mùa mưa lũ phải kiểm tra cá, dây neo bè, di chuyển lồng vào vị trí an toàn khi có bão, lũ.
- Cá bơi chậm, ăn ít thì nên kiểm tra ngay để chữa trị kịp thời.
Các bệnh thường gặp và cách chữa trị cho cá tầm
Các bệnh thường gặp
- Cá tầm dễ bị mắc phải bệnh nấm: Nấm trắng, nấm đốm đen,..
- Bệnh đường ruột. Do trong môi trường nước có nhiều vi khuẩn. Nó sẽ bám vào mang cá và gây bệnh.
- Bệnh rận cá. Chúng ta dễ nhận ra khi mình cá bị mẩn đỏ, chán ăn,…
- Bệnh đường ruột: Cá ăn ít hơn thường ngày. Cơ thể chậm phát triển.
Cách chữa trị đúng và hiệu quả cao
Hiện nay, cá tầm mắc bệnh không còn xa lạ với người nuôi trồng. Việc phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ giúp cá có lại sức sống tốt nhất. Sau đây là một số cách chữa trị đáng quan tâm:
- Khử trùng nước ao, bể nuôi bằng TCCA 90%, liều lượng khoảng 5-8 viên cho 10m3 nước.
- Tắm cho cá bằng nước muối. Ngâm 15-20 phút. Lượng nước muối 3% so với nước trong bể.
- Thường xuyên vệ sinh cho bể, ao.
- Bổ sung Vitamin C vào thức ăn cho cá. Điều này giúp cá tăng sức đề kháng. (Xem thêm: cách sử dụng thuốc vitamin c cho thủy sản hiệu quả)
Việc nuôi cá tầm rất dễ áp dụng. Nên các bạn cần đọc và tìm hiểu kỹ các kinh nghiệm nuôi cá tầm ở trên. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức thú vị và bổ ích trong việc nuôi cá tầm của bạn. Hơn thế nữa, bạn có thể tham khảo thêm một số kiến thức về nuôi trồng thủy sản khác tại đây.