Cá dứa sống ở đâu đang là vấn đề được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay
Nuôi trồng cá dứa ở nước ta đang là mô hình được nhân rộng hiện nay. Đây là loài cá mang lại giá trị dinh dưỡng cao và giá trị kinh tế tốt. Loài cá dứa này rất dễ nuôi. Nhưng hiện nay, không phải ai cũng hiểu rõ về loài cá dứa này. Vậy cá dứa sống ở đâu? Sau đây, chúng tôi sẽ trả lời chính xác nhất về thông tin của loài cá dứa này.
Cá dứa sống ở đâu?
Cá dứa được biết đến là một loài cá nhiệt đới. Cá dứa có thể sống ở cả môi trường nước ngọt lẫn nước lợ. Loài cá này có da trơn, có thịt săn chắc. Giá trị dinh dưỡng cá dứa mang lại rất cao, có nhiều vitamin. Bên cạnh đó, cá còn mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi trồng. Cá thường sống ở vùng nước sâu. Vậy loài cá dứa này có đặc điểm nôi bật nào?
Đặc tính sinh học của loài cá dứa
Cá dứa thuộc họ cá tra, sống chủ yếu ở hệ thống sông Cửu Long. Cá dứa có thân tròn dài, vây ngực không có ngạnh, phần cuối đuôi có màu tím nhạt. Da bụng màu trắng, lưng cá màu trắng xanh.Thịt cá trắng tươi, xoắn vào nhau, không có mỡ.
Một con cá dứa trưởng thành có chiều dài từ 120-140 cm. Trọng lượng của cá đạt từ 15-20 kg. Khi sống ngoài tự nhiên, từ 2-3 năm cá dứa cái có thể sinh sản. Mùa sinh sản từ tháng 4-8. Vào những tháng này, người đánh bắt cá bắt đầu thu hoạch cá dứa.
Kinh nghiệm cần có để nuôi trồng cá dứa đạt kết quả cao
Cá dứa là một loài cá dễ nuôi, do loài cá này sống tốt ở cả nước ngọt và nước lợ. Nhưng cần chú ý tìm hiểu kỹ quy trình nuôi để cá có thể sống và phát triển tốt.
Chuẩn bị ao nuôi cá dứa phù hợp
- Diện tích ao: 3000 – 5000 m2
- Độ sâu: 1,2 -1,5 m.
- Ao nuôi cần đặt gần chỗ thoát nước. Việc này thuận tiện cho việc thay nước sạch cho cá.
- Không đặt ao nuôi cá dứa gần bể đập và nơi ô nhiễm môi trường. Việc này sẽ làm vi khuẩn gây bệnh cho cả đàn cá.
- Độ pH trong ao từ 6,5-8.
- Bố trí hệ thống sục khí khi nuôi ở mật độ 2-5con /m2.
Bà con nhớ chú ý trong việc chuẩn bị ao nuôi cá. Môi trường sống phù hợp mới có thể giúp cá sống tốt. Bên cạnh đó sự phát triển của đàn cá được đảm bảo hơn.
Cách chọn giống cá dứa đạt tiêu chuẩn nhất
Bà con cần lưu ý trong việc chọn giống cá dứa. Chọn lọc những con cá giống tốt và đạt tiêu chuẩn sẽ đảm bảo sức sống cho cá.
- Chọn cá giống có ngoại hình đều, đẹp.
- Chiều dài cá giống từ 12-16 cm.
- Quan sát kỹ, chọn những con cá dứa có sức bơi lội khỏe và nhanh.
- Mật độ nuôi từ 1-2 con/ m2.
Những loại thức ăn phù hợp cho cá dứa
Ở ngoài tự nhiên, thức ăn của cá dứa phần lớn từ giun đất, xác động vật: tôm, tép và rau cỏ. Nhưng nếu nuôi trồng cá dứa, thức ăn chủ yếu là công nghiệp. Đây là nguồn thức ăn dồi dào và đảm bảo sự phát triển của cá.
- Cho cá ăn 4-6 lần/ngày.
- Trong giai đoạn mới thả giống, thức ăn chiếm 5-7% so với trọng lượng cơ thể.
- Trong 3-6 tháng, lượng thức ăn chiếm 4-6% so với trọng lượng cơ thể cá.
- Trên 6 tháng, lượng thức ăn chiếm 3-6% trọng lượng cơ thể cá.
- Cá từ 6 tháng đến trên một tuổi, bà con nên quan sát kỹ để cá được ăn đủ. Tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của cá.
Quy trình quản lý và chăm sóc cá dứa
- Người nuôi trồng nên thường xuyên vệ sinh ao nuôi 2 lần/ tháng.
- Quan sát cá dứa thường xuyên. Phân loại cá bệnh và kém phát triển ra khỏi đàn. Tránh lấy nhiễm bệnh cho cả đàn cá.
- Thường xuyên bổ sung Vitamin C cho cá bằng cách trộn thức ăn. Việc này sẽ giúp cá tăng sức đề kháng với vi khuẩn gây bệnh. (Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Vitamin C cho thủy sản)
Một số bệnh cá dứa thường mắc phải
Cá dứa là loài cá sống ở nước ngọt và nước lợ. Loài cá này có sức đề kháng tốt. Nhưng bà con vẫn nên thường xuyên quan sát đàn cá, kịp thời nhận biết cá bệnh và chữa trị.
- Bệnh nấm: nấm đỏ, nấm trắng,…
- Bệnh đường ruột. Cá thường chậm phát triển hơn so với cả đàn cá.
- Bệnh đốm đỏ. Xuất hiện đốm đỏ quanh miệng.
Tóm lại, cá dứa là loài cá dễ nuôi và mang lại giá trị kinh tế cao. Việc nghiên cứu kỹ mô hình nuôi cá sẽ giúp cá có sức sống tốt và phát triển nhanh. Những thông tin trên đã trả lời rõ câu hỏi “Cá dứa sống ở đâu?” của hầu hết nhà nuôi trồng thủy sản. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều mô hình nuôi thủy sản khác tại đây.