Kỹ thuật nuôi cá dầm xanh chỉ có lời! Không nên bỏ qua
Cá dầm xanh là loài cá nằm trong diện quý hiếm và có giá trị dinh dưỡng cao. Vì vậy, người nuôi trồng thủy sản đang rất quan tâm tới nuôi trồng loài cá này. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ kinh nghiệm nuôi trồng loài cá dầm xanh này. Nuôi cá dầm xanh không khó, nếu bạn biết tới kỹ thuật nuôi cá dầm xanh hiệu quả. Sau đây, là những kiến thức vô cùng hữu ích bạn không nên bỏ qua được các chuyên gia thuyhaisanvn nghiên cứu.
Đặc tính sinh học của cá dầm xanh
Cá dầm xanh có thân dài, dẹp và đầu hơi ngắn. Cá có thân màu đen, môi trê và miệng to. Quanh viền môi có nhiều mẩu thịt nhỏ hình tròn. Hàm dưới phát triển.
Trong tự nhiên, loài cá dầm xanh sống ở vùng nước sạch, sâu và nước chảy xiết. Vì vậy, miệng cá to hơn so với loài khác để dễ dàng ăn thức ăn. Miệng cá giúp nó tiếp cận đá, vật cứng trong nước để không bị nước xiết tác động. Cá dầm xanh thường có kích thước từ 35-55 cm, trọng lượng cơ thể rơi vào 1.5-2 kg. Một con cá dầm xanh trưởng thành có thể đạt 5-7 kg. Cá dầm xanh đực sẽ to hơn cá dầm xanh cái trong cùng một độ tuổi.
Kỹ thuật nuôi cá dầm xanh bạn cần có
Ngoài tự nhiên, cá dầm xanh đang có nguy cơ tuyệt chủng do đánh bắt vượt mức cho phép. Vì vậy, thuần chủng loài cá này và nuôi tại các ao, hồ được nhân rộng và dễ áp dụng. Sau đây là những kinh nghiệm mang lại hiệu quả cao.
Cách làm ao nuôi cá dầm xanh hiệu quả
- Chuẩn bị ao nuôi nước ngọt. Vì cá dầm xanh sống ở nước ngọt.
- Độ pH từ 6-8.
- Nước sạch, không đặt ao gần nơi ô nhiễm môi trường. Việc này tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cá.
- Nhiệt độ ổn định: 20-300C.
- Vị trí ao nuôi gần hệ thống thoát nước. Thuận tiện thay nước thường xuyên, đảm bảo nguồn nước an toàn và sạch sẽ.
- Cá dầm xanh sống trong nước sạch, không nên dùng ao đất. Đất sẽ dễ làm môi trường nước không sạch sẽ, thức ăn dễ bị trộn lẫn trong đất. Tránh lãng phí thức ăn.
- Nên lót bạt cho ao. Dễ vệ sinh, phù hợp cách sống ngoài tự nhiên của cá dầm xanh.
- Chiều cao ao từ 1,2-2 m. Diện tích 100m2 trở lên.
Kỹ thuật chọn giống cá dầm xanh đạt tiêu chuẩn
- Chọn con giống đẹp, bơi lội khỏe.
- Đàn cá giống đồng đều, ăn tốt.
- Con giống nên có kích thước 8-12 cm.
- Quan sát kỹ cá giống để loại trừ những con yếu hơn, bị bệnh để không lây nhiễm sang cả đàn cá.
Chọn lọc cá giống là một bước quan trọng. Không nên xem nhẹ mà chọn giống không tốt. Việc chọn giống kỹ sẽ giúp cá có nguồn sống tốt, ít bị bệnh và phát triển nhanh. Kỹ thuật nuôi cá dầm xanh rất dễ áp dụng nếu bạn cẩn thận ngay từ bước chọn giống này.
Những loại thức ăn cho cá dầm xanh
Cá dầm xanh là loại cá ăn tạp. Thức ăn chủ yếu là cây cỏ, phụ phẩm chăn nuôi. Ngày nay, cá được cho ăn thức ăn công nghiệp là chính. Thức ăn dạng viên: cám, ngô,… để đảm bảo sự phát triển của cá. Mỗi ngày nên cho cá ăn vào 7h sáng và 17h chiều. Đây là lúc trời râm mát, cá ăn nhiều và dễ hấp thụ.
- Cho cá ăn 2 lần/ngày.
- Bổ sung Vitamin C vào thức ăn 4 lần/ tuần.
- Cá giống cho ăn 6 – 7% lượng thức ăn so với trọng lượng cơ thể.
- Cá dầm xanh 3 – 6 tháng, lượng thức ăn 5-6% so với trọng lượng cơ thể.
- Cá trên 6 tháng- 1 năm, cho cá ăn 3-4% lượng thức ăn so với trọng lượng cơ thể.
- Nên quan sát kỹ đàn cá để tránh trường hợp cá ăn không đủ. Sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cá.
Quy trình quản lý và chăm sóc trong kỹ thuật nuôi cá dầm xanh
- Vệ sinh ao nuôi thường xuyên.
- Vệ sinh hoặc thay lót bạt ao cá 2 lần /tháng.
- Loại bỏ rác thải xung quanh ao.
- Mùa mưa lũ, chú ý để cá không bị trôi ra ngoài.
- Cá bơi chậm, ít ăn nên kiểm tra kỹ. Tách cá bệnh ra khỏi đàn để tránh lây nhiễm.
Một số bệnh mà bà con nên đề phòng cho cá dầm xanh
- Bệnh nấm: Nấm trắng, đốm đen,…
- Bệnh đường ruột. Cá có biểu hiện ít ăn và chậm phát triển
Bà con cần quan sát kỹ đàn cá dầm xanh thường xuyên. Tránh để cá bị bệnh. Thường xuyên trộn Vitamin C vào thức ăn, để cá tăng sức đề kháng.
Một số lưu ý quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá dầm xanh
Cá dầm xanh là loại cá không khó nuôi, bà con cần tìm hiểu kỹ về kỹ năng nuôi trồng cá để đạt được kết quả cao. Việc chọn lọc kỹ lưỡng giống cá và thức ăn cho cá sẽ giúp loài cá này sống tốt và phát triển nhanh.Cá đạt từ 2-3 năm là có thể thu hoạch. Trọng lượng phù hợp là: 1,5-2,5 kg/ con. Cá có giá dao động từ 260 000đ- 500 000đ/ kg. Mùa thu hoạch không tập trung vào một thời gian nhất định. Thu hoạch dựa vào độ trưởng thành vừa đủ của cá dầm xanh.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về kỹ thuật nuôi cá dầm xanh. Hy vọng bà con sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi trồng cá dầm xanh cho riêng mình. Chúc bà con thành công trong việc nuôi trồng cá dầm xanh và đạt kết quả tốt.( Xem thêm: một số mô hình nuôi trồng thủy sản khác).