Hướng dẫn chi tiết những mô hình nuôi cá nước ngọt hiệu quả
Mô hình nuôi cá nước ngọt đang là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Bởi các nhà nuôi trồng nhìn thấy tiềm năng làm giàu từ việc nuôi cá nước ngọt này. Tuy nhiên, việc tìm ra mô hình dễ áp dụng mà mang lại hiệu quả cao đang là vấn đề cần giải đáp. Bà con không nên bỏ lỡ bài viết sau, bởi đó là những thông tin vô cùng hữu ích.
Đặc tính sinh học của cá nước ngọt
Một số loài cá nước ngọt mà bà con thường xuyên lựa chọn như: cá chép, cá rô phi, cá chim trắng,…có đặc điểm chung là ăn tạp. Cá nước ngọt thường sống ở tầng giữa và tầng đáy của ao. Loài cá này thường đẻ nhiều quanh năm. Cá dễ nuôi và nhanh phát triển. Sau đây là một số đặc tính sinh học của một vài loài cá nước ngọt tiêu biểu:
- Cá chép: Thường ăn các xác động vật ở tầng đáy: giun, ấu trùng, tôm lột xác. Cá chép có khả năng chống chịu với môi trường khắc nghiệt. Cá chép được một năm tuổi có thể đạt từ 0,3-0,5 kg. Cá đẻ trứng trong ao và đẻ quanh năm. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chép mang lại hiệu quả tối đa.
- Cá rô phi: Là loài cá sống tốt ở môi trường nước ngọt. Nhiệt độ nước luôn phải từ 150C trở lên. Vì cá sẽ chết rét nếu nhiệt độ thấp hơn 120C. Thức ăn là động vật giáp xác, rau cỏ. Cá có nhiều chất dinh dưỡng. (Xem thêm: Cách nuôi cá rô phi đem lại doanh thu hàng tỷ cho người dân)
Những kinh nghiệm cần quan tâm trong mô hình nuôi cá nước ngọt
Từ nghiên cứu, những loài cá thuộc nhóm cá nước ngọt đều dễ nuôi. Hơn thế nữa, cá đều nhanh lớn và mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, loài cá nước ngọt có những đặc điểm riêng bà con cần lưu ý để nuôi trồng đạt kết quả như ý muốn.
Cách làm ao nuôi cá nước ngọt phù hợp
- Diện tích ao nuôi cá từ 500m2 trở lên. Đây là diện tích phù hợp cho đàn cá bơi lội và phát triển tốt.
- Độ sâu ao từ 1,2-1,5m. Vì cá nước ngọt ăn ở tầng giữa và đáy, việc này phù hợp cho cá sống và ăn thức ăn tốt.
- Đặt ao gần chỗ thoát nước. Điều này thuận tiện cho bà con thường xuyên thay nước và vệ sinh ao.
- Không đặt ao gần nơi ô nhiễm môi trường. Vi khuẩn có hại sẽ dễ xâm nhập gây bệnh cho đàn cá.
- Mặt ao phải thông thoáng để cá dễ hấp thụ oxy. Ô-xy hòa tan vào nước tạo sự sống ổn định cho cá.
- Nhiệt độ nước từ 15-280C. Ngoài ra, có rất nhiều kinh nghiệm thú vị được các chuyên gia đánh giá cao bà con có thể tham khảo.
Cách chọn giống cá nước ngọt đạt tiêu chuẩn
Ngay từ bước chọn giống, bà con nên chú ý quan sát kỹ để lựa con giống tốt. Những con giống đạt tiêu chuẩn sẽ đảm bảo sự sống và phát triển lâu dài. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:
- Chọn cá giống đều, có ngoại hình đẹp.
- Xác định rõ sẽ nuôi loài cá nào. Ví dụ: Cá chép, cá rô phi hoặc cá chim trắng,…
- Chọn con giống bơi lội nhanh, không bị bệnh.
- Không chọn cá bị xây xước, dị tật. Tránh cho đàn cá về sau nhiễm bệnh , hao hụt cá.
- Thả cá giống vào sáng sớm. Lúc này trời râm mát. Trước lúc thả, ngâm cá trong bọc chứa nước từ 15-20 phút. Sau đó, mới mở bọc cho cá từ từ vào ao. Điều này tránh cho cá bị sốc khi gặp môi trường nước mới.
Những loại thức ăn phù hợp cho mô hình nuôi cá nước ngọt.
Ngoài tự nhiên, cá nước ngọt ăn tạp ở tầng giữa và tầng đáy. Cá thường ăn giáp xác, rau cỏ dại. Tuy nhiên, trong nuôi trồng thì bà con chọn thức ăn công nghiệp sẽ đảm bảo sự phát triển lâu dài cho đàn cá. Bà con nên đọc bài hướng dẫn cách dùng và công dụng của thuốc Vitamin C.
- Cho cá ăn 2 lần/ ngày. Vào lúc 7h, 12h, 15h và 18h. Đây là khoảng thời gian phù hợp, trời mát. Đàn cá sẽ ăn nhiều và dễ hấp thụ.
- Thức ăn xanh như rau cỏ, giun đất,…chiếm 20% so với tổng lượng thức ăn của cá.
- Kiểm tra sàn thức ăn ở tầng đáy hàng ngày. Xem thức ăn đã hết chưa hay còn nhiều. Việc này giúp bà con xác định được nên cho thức ăn nhiều hay ít vào lần sau.
- Thường xuyên bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa cho cá. Tăng sức đề kháng với vi khuẩn gây bệnh.
- Quan sát kỹ, tránh trường hợp cá thiếu ăn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của cả đàn cá.
Quy trình quản lý và chăm sóc trong mô hình nuôi cá nước ngọt bạn cần biết
Tuy cá nước ngọt dễ nuôi và nhanh phát triển, nhưng bà con cần biết rõ một số kỹ thuật chăm sóc.
- Thường xuyên vệ sinh, thay nước ao. Đây là điều kiện giúp cá có môi trường sống luôn sạch sẽ và an toàn.
- Theo dõi cá qua quá trình bơi lội, sức ăn. Việc này giúp các nhà chăn nuôi thủy sản phát hiện kịp thời cá bệnh. Tách những con cá bệnh ra khỏi đàn, tránh trường hợp lây nhiễm cho cả đàn cá.
- Luôn bổ sung vitamin C và men tiêu hóa 2 lần/ tuần cho cá.
- Kiểm tra nhiệt độ nước thường xuyên.
Một số bệnh cá nước ngọt thường mắc phải
Loài cá nước ngọt có đề kháng tốt nên ít bị bệnh. Tuy nhiên bà con phải luôn đề phòng bệnh cho cá. Tránh trường hợp cá bị bệnh rồi lây ra cả đàn. Lúc này rất khó chữa trị. Dưới đây là một số căn bệnh cần phòng:
- Bệnh nấm thủy mi.
- Bệnh đốm đỏ.
- Bệnh trùng bánh xe.
Những lưu ý quan trọng trong mô hình nuôi cá nước ngọt
Để đảm bảo sự sống tốt cho đàn cá, bà con cần đặc biệt đảm bảo môi trường nước sạch sẽ và thức ăn ổn định. Phòng và trị bệnh ngay cho cá khi có dấu hiệu. Khi thời tiết mưa nhiều, bà con bón vôi hòa tan với nước rồi phun xung quanh ao. Việc này giúp diệt vi khuẩn gây bệnh. Bổ sung men tiêu hóa để cá có đường ruột khỏe mạnh và hấp thụ thức ăn tốt.
Từ năm 2000. các nhà nuôi trồng thủy sản đã bắt đầu ưa chuộng nuôi cá nước ngọt. Những lợi ích về dinh dưỡng và kinh tế mà mô hình nuôi trồng trên mang lại sẽ không làm bà con thất vọng. Hãy đọc, tìm hiểu kỹ để áp dụng thành công. Bên cạnh đó, có nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản rất tốt mà bà con không nên bỏ lỡ.