Thông tin về thuốc diệt giáp xác cho thủy sản
Thuốc diệt giáp xác thủy sản là loại dùng để diệt cá tạp, giáp xác gây hại cho tôm. Giai đoạn khuyến khích sử dụng nên vào đầu mùa vụ. Vậy tên dùng những loại nào và cách dùng như thế nào cho hiệu quả? Hãy xem bài viết dưới đây nhé!
Những loại thuốc diệt giáp xác thủy sản
Hiện nay, trên thị trường thuốc thủy sản có rất nhiều loại thuốc diệt giáp xác dành cho thủy sản. Nhưng chúng tôi chỉ khuyến khích quý khách sử dụng những loại sau:
Thuốc diệt giáp xác Saponin (bã hạt trà)
Thuốc diệt giáp xác thủy sản saponin còn có tên gọi là saponoid thuộc một glycoside tự nhiên thường được bắt gặp trong nhiều loài thực vật. Saponin cũng có trong một số động vật như hải sâm, cá sao.
Thuốc diệt giáp xác thủy sản saponin có nhiều nhất trong bã hạt trà, được chiết xuất từ hạt Camellia sp. Saponin được dùng để diệt cá tạp trong các ao nuôi tôm, vì nó là chất độc đối với cá nhưng không gây ảnh hưởng nhiều lên các loài giáp xác (tôm).
Thuốc diệt giáp xác saponin có tác dụng gây ức chế hô hấp và ngăn cách quá trình vận chuyển oxy của tất cả các loài động vật ở dưới nước có máu đỏ (máu có nhân haemoglobin), cá nằm trong nhóm này. Tôm cũng như các loài giáp xác khác có máu thuộc nhóm nhân haemocyanin (máu màu xanh da trời) nên không bị tác động nhiều bởi thuốc Saponin.
Lưu ý khi sử dụng thuốc diệt giáp xác thủy sản saponin:
- Để khai thác tối đa tác dụng của thuốc diệt giáp xác saponin, chúng ta nên ngâm thuốc saponin vào nước trước 1 ngày. Sau đó lọc ra nước để đổ xuống ao. Không nên đỗ cả bã saponin xuống ao vì nó sẽ gây ô nhiễm đáy ao.
- Khuyến khích thả tôm sau hơn 4 ngày khi xử lý nguồn nước bằng saponin. Vì nếu thả ngay, lượng dư thuốc saponin dư sẽ gây kích thích tôm lột xác và ức chế hình thành vỏ mới. Nguy hiểm hơn sẽ làm tôm yếu và gây chết.
- Nên sử dụng thuốc saponin vào sáng sớm khoảng (4h-6h). Vì giai đoạn này hạm lượng oxy hòa tan thấp nên các loại giáp xác nhanh chết.
- Khi dùng thuốc diệt giáp xác saponin để diệt giáp xác cá, người nuôi nên lưu ý tới độ mặn của nước ao nuôi. Vì đây là yếu tố quyết định tới tính chất của rotenon và saponin. Khi độ mặn của nước ao nuôi càng lớn thì mức độ tác dụng của saponin càng lớn còn của rotenon càng giảm.
Liều lượng khuyến khích sử dụng thuốc diệt giáp xác saponin
Số thứ tự | Độ mặn (S) | Liều lượng (kg/1.000m3 nước) |
1 | >20 | 10 |
2 | 10 – 20 | 10 – 15 |
3 | 10 | 15 – 20 |
4 | Kích thích lột xác | 5 |
Thuốc diệt giáp xác Rotenone (Dây thuốc cá)
Thuốc diệt giáp xác thủy sản dây thuốc cá (Derris elliptica) được trồng nhiều ở Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh… để lấy rễ. Rễ có thể phơi khô chế thành dạng bột để dễ sử dụng. Rễ dây thuốc cá chứa những hoạt chất chính là Rotenon. Tác dụng độc với cá và côn trùng nên thường được dùng để làm cho cá bị say để dễ bắt. Tuy nhiên ít độc hơn với loài giáp xác.
Theo các nghiên cứu thì cơ chế gây độc của thuốc rotenone sẽ làm ức chế sự oxy hóa, ngăn chặn hoạt động của glutamate và pyruvate gây ngạt đối với cá. Tính độc đối với cá tăng khi nước có tính axit; do vậy khi trong nước có tính kiềm cao phải tăng liều lượng sử dụng.
Trong cơ chế thuốc diệt giáp xác thủy sản rotenone nhanh chóng được chuyển hoá qua gan. Ở ngoài trời thuốc rotenone có đặc điểm bị phân hủy nhanh ngay khi tiếp xúc với ánh sáng và không khí. Ngoài ra thuốc diệt giáp xác Rotenon trong nước dễ bị KMnO4 làm mất độc tính với cá.
Cách sử dụng rotenone:
Người ta giã nát hay băm nhỏ những rễ dây thuốc cá sau đó ngâm vào nước ao, hồ, sông, suối để cá bị ngộ độc sẽ nổi lên.
Khi sử dụng dây thuốc cá để diệt cá tạp thì cần đặc biệt lưu tâm là hoạt chất Rotenon càng mất hoạt tính khi độ mặn càng cao. Do đó, đối với các vùng nước ngọt hoặc có độ mặn dưới 10 phần ngàn thì dùng dây thuốc cá. Còn khi độ mặn trên 10 phần ngàn thì nên sử dụng bã trà (Saponine), vì hoạt tính của saponine tăng khi độ mặn tăng.
Nếu là ao nuôi tôm thì phải cải tạo ao thật kỹ trước khi sử dụng cũng như sau khi sử dụng. Vì dư lượng thuốc còn lại có thể gây chết tôm. Tốt nhất đối với ao nuôi tôm thì không nên sử dụng dây thuốc cá. Nồng độ sử dụng hiệu quả là 1ppm (loại 5% nguyên chất).
Một số loại thuốc diệt giáp xác thủy sản khác
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều những loại thuốc diệt giáp xác thủy sản khác trừ hai loại trên. Một số người có xu hướng sử dụng những loại thuốc như: Cypermethrin, depterex, antimycin A,chlorine,…). Đây là những loại kháng sinh và thuốc trừ sâu tác dụng diệt giáp xác tốt. Nhưng chúng ta không nên sử dụng bởi lượng dư của chúng sẽ gây hại cho tôm.
Đặc biệt, thuốc còn tồn động trong sản phẩm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dùng.
HOT: Hiện nay, trên thị trường có thuốc diệt giáp xác thủy sản hiệu quả bằng công nghệ vi sinh hiện đại, quý khách hãy mua ngay nhé!
Thuốc diệt giáp xác cho thủy sản có rất nhiều loại. Nhưng chúng tôi chỉ khuyến khích quý khách hàng sử dụng hai loại saponin và rotenone. Những lợi ích và lý do tại sao nên sử dụng đã được chúng tôi đề cập bên trên. Hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng nhé. Chúc quý khách thành công.
8 Comments
[…] hại như: cá tạp, ốc, các loại giáp xác khác… Quý khách có thể sử dụng thuốc diệt giáp xác để vệ sinh dưới đáy ao, hồ. Bên cạnh đó, dưới đáy ao còn là nơi tích tụ […]
[…] thuốc có công dụng tương tự như BKC là: thuốc giải quyết khí độc trong ao, thuốc diệt giáp xác trong nước hoặc thuốc cloramin T khử trùng nguồn nước. Quý khách có thể tham […]
[…] là: Thuốc thủy sản BKC, Thuốc giải quyết khí độc trong ao AmBio Bott Plus, thuốc diệt giáp xác dưới đáy ao hay thuốc trị các vấn đề về nấm, khí độc cloramin T,…Quý […]
[…] cạnh đó cũng cần quan tâm đến việc ngăn ngừa và loại bỏ các động vật giáp xác như cá tạp, cua còng… có trong ao để giảm nguy cơ làm gia tăng FCR gây ra […]
[…] cạnh đó cũng cần quan tâm đến việc ngăn ngừa và loại bỏ các động vật giáp xác như cá tạp, cua còng… có trong ao để giảm nguy cơ làm gia tăng FCR gây ra […]
[…] Ao nuôi là yếu tố quan trọng đầu tiên mỗi khi nuôi bất kỳ loại thủy sản nào. Nên chọn chỗ làm ao, nơi có nguồn nước tốt không bị ô nhiễm. Ao phải được dọn sạch bùn, cỏ rác. Tường thành xung quanh cao hơn mức nước 0,5m, có lưới chắn để tránh cá nhảy ra ngoài. Bà con có thể sử dụng mương vườn có mặt nước từ 100m2 trở lên để nuôi loại cá này. Cải tạo mương, vét sạch bùn, bón vôi bột 10-15kg/100m2 ao và sử dụng thuốc diệt cá tạp. […]
[…] 1: Tháo cạn hết nước và sử dụng thuốc diệt cá tạp để dọn sạch đáy […]
[…] Sau đó dẫn nước vào trong hồ qua các lưới lọc cho đến khi đạt được độ sâu từ 1,5-1,8m. Tiếp đến là diệt các loại tạp, khuẩn bằng thuốc diệt khuẩn hoặc thuốc diệt giáp xác. […]