Top 5 loài thuỷ sản nước ngọt được nuôi phổ biến ở Việt Nam
Nước ngọt là nguồn nước nằm sâu trong lòng đất liền được người dân sử dụng trong việc sinh hoạt. Bệnh cạnh đó, nước ngọt cũng được nhiều người sử dụng để nuôi thuỷ sản. Thông thường, những người này sẽ lựa chọn loại thuỷ sản nước ngọt dễ nuôi và mang lại lợi nhuận cao. Dưới đây là những loại thuỷ sản dễ nuôi ở nước ngọt mà bạn đang tìm kiếm. Hãy cùng các chuyên gia theo dõi nhé!
Top 5 những loại thuỷ sản dễ nuôi trong nước ngọt
Thuỷ sản nước ngọt là loài cực kỳ gần gũi với người dân chúng ta. Việc nuôi trồng dễ dàng và hiệu quả mang lại vô cùng to lớn do đó được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Sau đây là 5 loại cá mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho người dân
Thủy sản nước ngọt – Cá kèo
Cá kèo là loại cá được sử dụng rất nhiều trong những nhà hàng, quán nhậu thuỷ sản. Bởi thịt nó rất ngon và có thể chế biến rất nhiều cách. Cá kèo được nuôi nhiều ở khu vực miền Tây, do đó đây chính là cơ hội rất lớn người dân nơi đây. Điều thuận lợi là nguồn thức ăn của cá kèo là các loại: tôm nhỏ, giun, tảo, phiêu sinh vật…
Thủy sản nước ngọt – Cá rô đồng
cá rô đồng là loại cá được rất nhiều người dân chúng ta sử dụng là thức ăn hằng ngày. Bởi vì, thịt của nó béo, thơm, dai, ngon, có giá trị cao. Đặc biệt tiêu thụ khá mạnh cả ở nông thôn, thành phố. Cá rô đồng lớn nhất phát hiện 300g/con, kích thước cá được tiêu thụ rộng rãi 7-15 con/kg.
Cá rô đồng thường sống ở nước ngọt, chúng sinh sống chủ yếu ở các loại hình mặt nước như: ruộng lúa, ao mương, lung bào, đìa, sông rạch…Bà con có thể tham khảo một số thông tin về thêm mô hình nuôi cá rô đồng.
Thủy sản nước ngọt – Cá lóc
Cá lóc là loài cá sống khá phổ biến ở đồng ruộng, kênh, rạch, ao, hồ, đầm.., Tốc độ sinh trưởng nhanh, thích nghi với mọi môi trường nước ngọt dù (đục, tù, nóng) nó cũng có thể chịu đựng được ở nhiệt độ 39 – 40 độ C.
Ở Miền Nam, cá lóc bông được nuôi trong lồng (bè). Loài này đem lại khá nhiều lợi nhuận cho những người nuôi. Bà con có thể tham khảo thêm kỹ thuật nuôi cá lóc tại đây. Bên cạnh đó, Nguồn thức ăn chủ yếu của cá lóc là các loại cá tạp, tôm tép, cua đồng, ốc ma, ốc bươu vàng, đầu tôm, phế phẩm lấy ra từ các lò mổ…
Thủy sản nước ngọt – Cá trắm
Cá trắm là loài cá rất dễ nuôi, chúng ta có thể sử dụng ao có sẵn hoặc ao mới đào để nuôi Trắm đen. Diện tích và hình dạng ao tùy thuộc vào điều kiện của từng hộ gia đình, có thể từ vài trăm m2 đến vài mẫu, nhưng tốt nhất chọn ao hình chữ nhật, có diện tích lớn khoảng từ 1000 – 3000m2, độ sâu nước từ 2–2,5m là điều kiện thích hợp nhất. Những ao này sẽ thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch cá.
Điều đặc biệt, loài cá này mang lại rất nhiều lợi nhuận cho hộ gia đình bởi vì đây là loại cá bán rất nhiều qua Trung Quốc.
Thủy sản nước ngọt – Cá diêu hồng
Cá diêu hồng là loài cá khá đặc biệt, chúng có thể sống ở nước ngọt, nước lợ lẫn nước mặn được nuôi phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Thịt của loài cá này có thành phần dinh dưỡng rất cao. Giá thành của cá diêu hồng cao hơn cá rô phi.
Cá diêu hồng có tính ăn tạp, thức ăn của chúng thiên về các loại thực phẩm nông nghiệp như: cám, bã đậu, rau muống và các chất như mùn bã hữu cơ, tảo, ấu trùng, côn trùng,.. Do đó nguồn thức ăn cho cá rất đa dạng. Cá điêu hồng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, đây là đặc điểm thuận lợi cho nuôi thâm canh và tiết kiệm chi phí khi nuôi.
Chi tiết mô hình nuôi cá diêu hồng đạt hiệu quả cao tại đây.
Thực trạng khi nuôi thủy sản nước ngọt
Hiện nay, lượng nước ngọt đang dần bị nước biển lấn sâu vào trong đất liền tạo ra nguồn nước lợ. Do đó, hãy tỉnh táo khi đầu tư vào thuỷ sản vì đây là một số tài sản lớn. Quý khách có thể xem tham khảo những loài cá có thể sống tốt ở nước lợ và nước ngọt để tránh rủi ro khi đầu tư nhé.
Với bài viết trên hi vọng sẽ giúp được quý khách tìm địa một loài thuỷ sản có thể đầu tư hợp lý cũng như mua về ăn để bổ sung chất dinh dưỡng cho sức khỏe. Cảm ơn quý khách đã xem bài viết này.
5 Comments
[…] “Mỏ vàng” bị bỏ quên mang tên thuỷ sản nước ngọt […]
[…] Trị các bệnh nhiễm khuẩn do Aeromonas, Pseudomonas gây ra các bệnh như: Đốm đỏ, hậu môn của cá sưng đỏ, xuất huyết, hoại tử trên cá tra, cá ba sa và trên cá nuôi trên nước ngọt… […]
[…] Môi trường nước ngọt là điều kiện thuận lợi cho một số vi khuẩn gram âm (Edwardsiellaictaluri, Speudomonas spp, Aeromonas spp…) có điều kiện sinh sôi, nảy nở, gây bệnh trên tôm cá. Kháng sinh là thần dược diệt trừ tận gốc các loại vi khuẩn gây hại. Nhưng cũng có một số trường hợp hiếm, khi vi khuẩn có sức đề kháng cao hơn kháng sinh nên không có tác dụng. Bà con nuôi trồng thủy sản cũng đừng vội lo lắng, hãy lấy mẫu cá bị bệnh thử nghiệm với thuốc kháng sinh mạnh nhất để diệt vi khuẩn, tránh dùng kháng sinh đã điều trị nhưng không có tác dụng. […]
[…] Môi trường nước ngọt là điều kiện thuận lợi cho một số vi khuẩn gram âm (Edwardsiellaictaluri, Speudomonas spp, Aeromonas spp…) có điều kiện sinh sôi, nảy nở, gây bệnh trên tôm cá. Kháng sinh là thần dược diệt trừ tận gốc các loại vi khuẩn gây hại. Nhưng cũng có một số trường hợp hiếm, khi vi khuẩn có sức đề kháng cao hơn kháng sinh nên không có tác dụng. Bà con nuôi trồng thủy sản cũng đừng vội lo lắng, hãy lấy mẫu cá bị bệnh thử nghiệm với thuốc kháng sinh mạnh nhất để diệt vi khuẩn, tránh dùng kháng sinh đã điều trị nhưng không có tác dụng. […]
[…] Thức ăn thủy sản fl20 đóng vai trò quan trọng trong quá trình kích thích khả năng ăn uống của thủy sản. Mục đích là cải thiện thức ăn của cá, tạo sự hấp dẫn, thu hút mạnh mẽ trong chăn nuôi thủy sản. kích thích tính thèm ăn của cá nước ngọt. […]