Những loại thuốc diệt khuẩn trong nuôi tôm thẻ hàng đầu Việt Nam
Hiện nay, hoạt động nuôi tôm thẻ ở Việt Nam rất nhiều và mang lại nguồn thu lớn cho người nuôi thủy sản. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi tôm thẻ hay gặp rất nhiều vấn đề về vi khuẩn. Sau đây, chúng tôi xin đề cập một vài loại thuốc diệt khuẩn trong nuôi tôm thẻ tốt nhất thời điểm hiện tại.
Tôm thẻ là gì?
Tôm thẻ là loài thủy sản không còn xa lạ gì với chúng ta. Tôm thẻ là loại tôm được nuôi, có màu trắng đục. Các càng và râu có màu vàng nhạt hoặc trắng. Dưới bụng có 6 đốt dáng thon dài và có kích thước nhỏ, thường được bán với giá rẻ. Vì có lớp vỏ mỏng nên thường được dùng để nấu canh, chiên hoặc hấp.
Tôm thẻ có khả năng nuôi ở mật độ cao, năng suất và hiệu quả. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm đặc biệt rủi ro do thiên tai và dịch bệnh, ngoài việc lựa chọn số vụ và tuân thủ lịch thời vụ, người nuôi nhất thiết phải thực hiện nghiêm ngặt mọi khâu kỹ thuật.…
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết mô hình nuôi tôm thẻ thu lại tiền tỷ hiện nay.
Một số hóa chất diệt khuẩn trong nuôi tôm thẻ
BKC (Benzalkonium Chloride) 80%
BKC là muối amoni hữu cơ đã được sử dụng từ rất lâu trong thủy sản. BKC dễ dàng phá hủy màng tế bào, ngưng trệ các quá trình trao đổi chất của vi khuẩn. Bên cạnh đó, còn có khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật đơn bào, virus, nấm mốc và khống chế sự phát triển của tảo.
Tuy nhiên, BKC cũng có một số tác dụng phụ như:
- Gây khó chịu cho người sử dụng: mùi nồng, cay mắt,.. cần được hạn chế tiếp xúc trực tiếp.
- BKC sử dụng quá liều dễ gây tồn dư trong tôm. Vì vậy, trước khi thu hoạch cần ngưng sử dụng trong 30 ngày.
Tìm hiểu thêm: Thông tin chi tiết và hướng dẫn sử dụng thuốc BKC tốt nhất tại đây.
Đồng Sunfat (CuSO4.5H2O)
Nói đến đồng Sunfat thì bà con đã quá quen thuộc với công dụng diệt tảo và làm trong nước. Nhưng hiện nay đồng Sunfat rất ít được sử dụng do tính độc hại ảnh hưởng đến con người và vật nuôi.
Khi người sử dụng tiếp xúc với đồng sunfat quá mức có thể gây kích ứng cho miệng, mắt, mũi, với hiện tượng đau đầu. Nếu tiếp xúc với liều lượng ở một thời gian dài có thể gây tổn thương đến gan, hệ thần kinh, thận và mắt.
Đối với tôm, nếu không biết cách điều chỉnh liều lượng thích hợp có thể khiến tôm bị nhiễm độc, phản tác dụng làm tôm chậm lớn.
Chlorine (Clo diệt khuẩn)
Clo là tên viết tắt của Chlorine là thành phần trong các hợp chất phổ biến trên thị trường hiện nay. Các hóa chất Chlorine có thể tan trong nước và phản ứng Oxy hóa có tác dụng diệt khuẩn cực mạnh
Hạn chế của Chlorine:
- Sau khi dùng Chlorine xử lý nước ao nên để ao 1-2 ngày cho bay hơi hết Clo rồi mới sử dụng.
- Giảm tác dụng khi độ pH cao, đặc biệt là khi pH trên 8.
- Không nên lạm dụng Chlorine trong diệt khuẩn vì khi diệt nhiều đáy ao tồn đọng clo khó gây màu nước ảnh hưởng vụ nuôi.
- Sau khi dùng clo diệt khuẩn cần cấy lại vi sinh có lợi cho ao.
Thuốc tím KMnO4
Thuốc tím thương mại ở dạng tinh thể hoặc bột. Đối với thuốc tím phải hòa tan trong nước trước khi sử dụng thì hiệu quả xử lý nước mới tối ưu được. Hiện nay, thuốc tím được sử dụng rất rộng rãi trong các mô hình nuôi thay nước 2 giai đoạn và 3 giai đoạn trong quá trình xử lý nước và diệt khuẩn.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tím:
- Thuốc tím chỉ nên xử lý trong ao lắng trong các mô hình nuôi thay nước để oxy hóa vật chất hữu cơ, diệt khuẩn trong nước.
- Thuốc tím sau khi pha phải được sử dụng ngay để tránh làm mất hoạt tính của thuốc.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn sử dụng hiệu quả tối đa về thuốc tím KMnO4.
Thuốc Iodine
Trong nuôi trồng thủy sản thì một trong các loại Iodine được biết đến nhiều nhất đó là Povidone – Iodine. Với hàm lượng của iodine chiếm 9 – 12% tính. Điều này giúp giải phóng từ từ vào môi trường nước xung quanh. Vì vậy, sẽ giảm thiểu tối đa tính độc của Iodine trên cơ thể vật nuôi. Iodine khi được giải phóng từ PVP-I sẽ có tác dụng giúp duy trì tác dụng khử khuẩn kéo dài 4 – 6 giờ. Do đó, ít kích ứng tế bào và mô của tôm.
Lưu ý khi sử dụng các loại Iodine:
- Đối với các loại Iodine nhiệt độ trên 350C thuốc bị mất tác dụng nhanh chóng. Đồng thời ánh sáng mặt trời cũng làm thuốc bị phân hủy nhanh nên thường tạt vào chiều mát.
- Các loại Iodine có khả năng diệt phiêu sinh vật, nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nên cần chú ý liều lượng khi sử dụng
- Các loại Iodine cũng có thể diệt tảo làm nước quá trong ảnh hưởng đến việc ăn mồi của tôm.
Hóa chất diệt khuẩn TCCA 90%
TCCA tương tự Chlorine khi hòa tan trong nước tạo hoạt chất HClO. Có tính oxi hóa nên được áp dụng rộng rãi vào mục đích diệt khuẩn và sát trùng ao nuôi.
Lưu ý:
- Để đạt hiệu quả sử dụng cao nhất nên sử dụng vào buổi chiều tối lúc pH thấp thì hiệu quả sẽ cao.
- Không sử dụng dụng cụ và vật chứa bằng kim loại vì sản phẩm TCCA ăn mòn kim loại.
- Nên mang đồ bảo hộ khi pha chế thuốc: áo mưa, bao tay, mắt kính, khẩu trang,…
Một số lưu ý về diệt khuẩn nguồn nước:
Công tác chuẩn bị ao nuôi tôm
Theo những chuyên gia của chúng tôi thì đối với ao nuôi mới xây dựng thì bà con nên cho nước vào ngâm đáy từ 4-5 ngày sau đó xả ra. Và lặp lại 2-3 lần rồi mới bón vôi. Và tiếp tục tiến hành xả nước vào ao nuôi. Nước ao trước khi cấp vào ao nuôi phải được xử lý trước tại ao lắng hoặc khi cấp vào ao nuôi phải được lọc thật kỹ qua lưới lọc để loại bỏ các loài giáp xác vào ao nuôi.
Đối với những ao cũ thì cần loại bỏ hết chất thải hữu cơ trong vụ nuôi trước. Sau đó, tiến hành bón vôi để loại bỏ các sinh vật có hại từ vụ trước rồi mới bắt đầu tiến hành sang vụ mới.
Diệt khuẩn trong ao nuôi tôm từ lúc thả đến 45 ngày
Ở giai đoạn này, tôm lột xác rất nhanh, đồng thời hệ miễn dịch cũng kém, dễ mắc bệnh, nhiễm khuẩn, vi rút,… Mặt khác, sử dụng thuốc sát trùng trong khoảng thời gian này có thể tiêu diệt cả tảo, động vật phù du khiến thiếu thức ăn cho tôm. Vì vậy, thời điểm này tôm rất nhạy cảm với thuốc sát trùng nên người nuôi chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết
Diệt khuẩn trong ao nuôi tôm từ 45 ngày đến thu hoạch
Từ giai đoạn này trở về sau, tôm có sức chống chịu cao hơn với thuốc diệt khuẩn và thuốc sát trùng. Nhưng việc diệt khuẩn ao nuôi tôm ở giai đoạn này cũng cần cẩn trọng. Vì có thể diệt đi lượng tảo và vi sinh vật phù du trong ao nuôi ảnh hưởng tới tôm.
Sau khi diệt khuẩn cần bổ sung vi sinh có lợi lại ao nuôi bằng cách sử dụng các loại men vi sinh như: EM1, EMAQUA, … Để ổn định lại môi trường nước và tảo trong ao nuôi giúp tôm nhanh chóng phục hồi.
Tìm hiểu thêm: Quý khách có thể tham khảo loại thuốc được nhiều người dân miền Tây ưu chuộng.
Ở giai đoạn cuối trước khi thu hoạch tuyệt đối không dùng Chlorine và BKC 800 để xử lý. Vì các chất này sẽ tồn dư trong tôm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tôm khi xuất khẩu.
Bên trên là các loại thuốc tốt nhất nhằm diệt khuẩn trong nuôi tôm thẻ. Hi vọng với lượng kiến thức trên sẽ giúp đỡ nhiều cho các bạn. Chúc các bạn thành công.