
Bí quyết đặc biệt kỹ thuật nuôi mô hình cá rễ cau bạn sẽ bất ngờ
Mô hình cá rễ cau là cái tên mới lạ đối với người nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để có thể chăm sóc tốt được giống cá rễ cau này cần phải có những kỹ thuật chuẩn và khoa học. Hãy cùng tìm hiểu xem các kỹ thuật để tạo ra mô hình cá rễ cau khá mới mẻ mà các chuyên gia thủy sản đưa ra nhé.
Đặc điểm sinh học của cá rễ cau giúp bạn nhận diện dễ dàng hơn
Cá rễ cau có đầu hơi dẹp đứng, mõm tù, mắt rất bé, nằm ẩn dưới da, thân tròn dài như con lươn, hàm hơi nhô ra, da trần. Mặc dù kích thước nhỏ, nhưng loại cá này được rất nhiều người quan tâm và đã nhân giống để nuôi trong ao hồ.
Cá rễ cau sinh sống và phát triển chủ yếu ở các vùng sông, rạch thuộc các tỉnh miền Tây nam bộ trên hệ thống sông Cửu Long.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi mô hình cá rễ cau
Chọn ao nuôi là 1 trong những kĩ thuật hàng đầu trong chăn nuôi, người dân cần phải nắm bắt kỹ để có thể chăm sóc tốt ở các giai đoạn sau.
Chuẩn bị ao nuôi là một trong những bước quan trọng trong chăn nuôi
- Nước tàn dư trong ao phải được vét cạn. Tiến hành vét bùn, chỉ để lại lớp bùn dày từ 15 – 20cm.
- Kiểm tra hệ thống cống. Đắp lại bờ và lắp các hang hốc.
- Phát quang những bờ bụi xung quanh để mặt ao thoáng đãng.
- Dùng 7 – 10kg vôi để tạt cho 100m2 diện tích ao nuôi.
- Để tiêu diệt hết mầm bệnh phải phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày dưới ánh mặt trời.
- Bón phân và tạo màu cho nước.
Chọn giống cá là điều các bạn cần quan tâm tiếp theo
Chọn con giống là một trong những việc đáng quan tâm nhất trong mô hình. Bởi vì, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sau này của cá rễ cau, quá trình chăn nuôi tốt đến mấy nếu chọn con giống không tốt thì kết quả sẽ không như ý muốn
- Chú ý trong việc lựa chọn cơ sở để mua giống cá rễ cau, phải đảm bảo uy tín.
- Quan sát cá kĩ và chọn giống phải có kích cỡ đồng đều, không dị tật xây xát. Hoạt động tốt, bơi theo đàn, phản ứng. Không có các dấu hiệu khác về màu sắc, nghi có mầm bệnh.
- Giống cá rễ cau càng lớn thì càng đảm bảo tỷ lệ nuôi sống cao, rút ngắn được chu kỳ nuôi.
- Trước khi thả cá nên tắm cho cá bằng nước muối 2% (20 gam muối + 1 lít nước) trong thời gian 5-10 phút để loại trừ ký sinh trùng.
- Mật độ thả: Thả cá rễ cau với mật độ 2-3 con/m2 cỡ giống 5-8cm
Nguồn thức ăn yêu thích của cá
Mặc dù là động vật ăn tạp nhưng chúng cũng cần một số chất dinh dưỡng cần thiết, nhằm đạt được kích thước như các bác nông dân mong muốn. Sau đây là cách làm thức ăn cho giống cá được nhiều người sử dụng thành công.
Thức ăn tự nhiên
- Gồm nhiều loài sinh vật trong ao nuôi, từ các vi khuẩn cho đến các tảo.
- Các chất mùn bã hữu cơ là xác động vật khi chết chìm xuống đáy và trong quá trình phân hủy.
Thức ăn tự làm
- Bao gồm các loại hạt như: ngô, thóc, gạo, đậu tương, sắn, …
- Động vật như: bột cá, thịt, xương, cám gạo, đậu nành… Có thể cho cá ăn trực tiếp.
- Trộn theo tỷ lệ sau: 30% cám + 10% thóc nghiền + 20% đỗ tương + 30% bột ngô + 10% bột cá.
Quy trình quản lý và chăm sóc giúp mô hình cá rễ cau phát triển tốt và toàn diện hơn
Để quản lý và chăm sóc tốt mô hình cá rễ cau, cũng cần có những kỹ năng và kiến thức cần thiết mà người nông dân nào cũng cần có
Quy trình quản lý
- Kiểm tra tình trạng của cá ngày 1 – 2 lần.
- Kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh cho phù hợp.
- Kiểm tra mức độ ăn của cá để điều chỉnh cho phù hợp
- Kiểm tra xung quanh bờ và cống có bị rò rỉ hay không.
- Màu ao có màu lá chuối non và vỏ đỗ là tốt nhất.
- Thời tiết thay đổi như nóng, nhiệt độ cao, trời âm u phải dừng bón phân.
Quy trình chăm sóc
- Thả bèo về 1/3 ao khi thời tiết quá nóng để cho cá trú mát. Làm sọt rơm, rạ xuống đáy ao cho cá trú rét khi mùa đông.
- Định kỳ 15 – 20 ngày dùng vôi rải khắp mặt ao tầm 2 – 3kg/100m².
- Định kỳ 20 – 25 ngày cấp nước cho mô hình cá rễ cau từ 20 – 30cm/1 lần, tạo môi trường tốt.

Những lưu ý trong mô hình cá rễ cau mà bạn cần quan tâm
Song song với kỹ thuật chăm sóc tốt cho cá, cũng cần phải có những điều lưu ý trong chăn nuôi như dưới đây mà các bạn không nên bỏ qua.
- Tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Nhưng, thiếu thức ăn sẽ làm cho cá gầy đi, phát triển chậm.
Trong quá trình chăm sóc cần thực hiện theo 4 định
- Định số lượng thức ăn
- Định chất lượng thức ăn
- Định vị trí cho ăn
- Định thời gian cho ăn
Những căn bệnh và cách phòng trị trong quá trình chăn nuôi mà cá sẽ gặp phải
Luôn đặt phòng bệnh cá là vấn đề chính. Bởi vì, khi cá bệnh không phải chỉ chữa một con mà phải chữa hết tất cả cá trong mô hình chăn nuôi đó. Lượng thuốc chi ra vừa tốn kém lại ít hiệu quả, chữa bệnh chỉ là giải pháp tình thế.
Cải tạo môi trường ao nuôi mô hình cá rễ cau
- Sau mỗi chu kỳ nuôi cần tát cạn ao, vét bùn. Có điều kiện thì phơi đáy ao từ 3-5 ngày. Thiết kế ao nuôi phù hợp với điều kiện phòng bệnh.
- Nguồn nước sạch. Tránh xa nguồn nước thải, xa khu công nghiệp. Đảm bảo diện tích, độ sâu hợp lý và có hệ thống cấp và thoát nước…
Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh
- Tiến hành kiểm dịch thủy sản trước khi nuôi.
- Phân bón hữu cơ phải được ủ vôi bột 5-10% trong thời gian 15-20 ngày
Tăng cường sức đề kháng cho cá rễ cau
- Cho cá ăn đầy đủ cả về số lượng và chất lượng.
- Thức ăn thừa và phân cá là 2 yếu tố chủ yếu gây ô nhiễm nước ao và gây bệnh. Định kỳ 15-20 ngày bón vôi bột cho môi hình cá rễ cau một lần. Với lượng 2-3kg/100m2 để xử lý môi trường ao nuôi.
- Bổ xung thêm vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá.
Mô hình cá rễ cau mặc dù ít được nuôi trồng rộng rãi. Nhưng, chúng vẫn luôn tồn tại và phát triển nhiều trong tự nhiên. Hiện nay cũng có một số nơi bắt đầu mô hình chăn nuôi về loại cá này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của giống cá rễ cau, cũng như những kỹ thuật để nắm bắt mô hình và chăm sóc cho dễ dàng. Bên cạnh đó, mọi người có thể tham khảo và có thể bổ sung thêm một số các kiến thức của cách nuôi trồng thủy sản.