Những yếu tố quyết định thành công trong mô hình nuôi cá trê vàng
Việc làm giàu từ mô hình nuôi cá trê vàng trong bể xi măng không còn quá xa lạ trong ngành thủy sản. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nông hộ chưa hiểu đúng và đủ về loại mô hình này. Vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật nuôi trồng như thế nào mới thật sự đạt chuẩn nhé?
Đặc tính sinh học của cá trê vàng
Cơ thể của các loài cá trê nói chung và cá trê vàng nói riêng có cơ quan hô hấp phụ gọi là “hoa khế” giúp cá hô hấp được nhờ khí trời do đó mà loài cá này có khả năng chịu đựng cao trong môi trường khắc nghiệt.
Nếu cá sống trong điều kiện nuôi, từ 4-6 tháng cá giống có thể đạt khối lượng trung bình khoảng 130-150 g/con. Và tỷ lệ sống trung bình ở mức 65 %. Khi được 8 tháng tuổi, cá trê vàng sẽ thành thục sinh dục lần đầu tiên. Cá tập trung sinh sản từ tháng 5-7. Cá trê vàng có thể sinh được 10.000 đến hơn 30.000 trứng.
Điểm đặc biệt ở loài cá này là không thể tự sinh sản nên phải tiêm kích dục tố để kích thích sự sinh sản của chúng.
Hướng dẫn chi tiết mô hình nuôi cá trê vàng đạt hiệu quả tối đa
Trong quá trình nuôi cá, yếu tố quyết định cá thành phẩm có chất lượng hay không, phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện các kĩ thuật nuôi cá. Do đó, trước khi bà con bắt tay vào nuôi trồng cá trê vàng trong bể xi măng nên cần trang bị cho mình đầy đủ những kỹ thuật nuôi trồng sau đây:
Cách chuẩn bị ao nuôi cá trê vàng
Ao nuôi cá là điều kiện tối thiểu phải có khi nuôi thủy sản. Những ao nuôi của loài cá trê vàng sẽ khác với các giống khác ở một số điểm sau:
- Diện tích ao nuôi cá trê vàng thích hợp nhất là từ 500 – 1.000m2 .
- Mực nước trong ao dao động từ 1,2 – 1,8m.
- Ao nuôi bố trí gần nguồn cấp nước sạch để chủ động được khâu cấp, thoát nước.
- Đáy ao cần có ít bùn, bờ ao vững chắc. Cải tạo ao nuôi bằng cách tát cạn ao, diệt hết cá tạp, bón vôi 10 kg/100 m2.
- Phơi đáy ao từ 3 – 4 ngày, sau đó cấp nước vào qua các lớp lưới lọc.
Đây chính là một số lưu ý cần thiết khi chúng ta sử dụng ao nuôi cá. Hãy thực hiện theo nhé!
Cách lựa chọn giống cá trê vàng tốt
Cách chọn giống cá trê vàng
- Nên chọn mua giống tại những trang trại uy tín, có giấy phép, giấy chứng nhận.
- Tốt nhất nên chọn con giống khỏe mạnh, bơi nhanh nhẹn và kích cỡ đồng đều.
- Đảm bảo thân cá không xây xát, không có dấu hiệu lạ.
Cách thả cá đúng chuẩn
Nên ngâm cá trong dung dịch nước muối pha loãng 0,5 – 1% khoảng 5 phút để khử bụi bẩn, khử trùng trước khi thả chúng vào trong bể.
Thả cá với mật độ 30 con/m2 – 50 con/m2. Bà con nên thả cá có đồng thích thước vào mỗi bể để dễ chăm sóc và canh liều lượng thức ăn phù hợp.
Thức ăn của cá trê vàng
Cá trê vàng là loài động vật ăn tạp, chủ yếu thiên về thịt sống. Nguồn thức ăn phù hợp với giống cá này bao gồm:
- Thức ăn từ động vật: các loại tôm, cua, ốc, cá vụn, giun đất, ếch, nhái…ngoài ra có thể tận dụng các phế phẩm: đầu vỏ tôm, da ruột mực, đầu lòng cá…
- Thức ăn từ nông nghiệp: thóc, đậu tương, ngô…
Ngoài ra, còn có thể bổ sung thêm các dưỡng chất khác cho cá như: chế phẩm sinh học, vitamin, premix khoáng…
Quy trình quản lý và chăm sóc của mô hình nuôi cá trê vàng
Để nuôi cá trê vàng phát triển mạnh. Chúng ta cần duy trì mực nước ổn định xuyên suốt quá trình nuôi. Bà con nên định kỳ thay nước từ 10 – 15 ngày/lần. Mỗi lần thay 1/3 nước trong ao. Và thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn dư, bờ, bọng, rào chắn cẩn thận đề phòng sự thất thoát cá nuôi, nhất là vào mùa mưa lũ.
Bên cạnh đó, bà con nên thường xuyên theo dõi hoạt động của cá hằng ngày hoặc hằng giờ. Điều chỉnh lượng thức ăn sao cho vừa đủ, không thừa cũng không thiếu. Định kỳ 2 lần/ tuần trộn thêm Vitamin C (từ 60 – 100 mg/kg thức ăn). Và các chất khoáng vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng và giúp cá tăng trưởng tốt hơn.
Cách phòng bệnh cho cá trê vàng
Sau đây là một số bệnh thường xảy ra và cách phòng bệnh đối với cá trê vàng:
- Bệnh nhầy da: Bệnh này do một loại ký sinh trùng gây ra. Dấu hiệu là cá bơi thẳng đứng trên mặt nước, vây bị ăn mòn, râu quăn, da có đám chất nhầy. Điều trị bệnh nhầy da bằng sunphat đồng 0,3g/m3 nước. Tắm trong 2-3 ngày liên tục hoặc dùng Fomalin 25 g/m3 tắm trong 2 ngày liên tục. Kết hợp cho ăn kháng sinh trị nội ngoại ký sinh trùng.
- Bệnh trắng da khoang thân: Khi mắc bệnh cá thường có các dấu hiệu như là: Nổi trên mặt nước, da bị loét, thân có những vệt trắng, vây cụt. Điều trị này bằng các loại thuốc kháng sinh như Chloroxit, Tetracilin, Penixilin tắm cho cá trong 30 phút. Kết hợp cho ăn Trimesul, Vimero…
- Bệnh trùng quả dưa: Dấu hiệu là thân cá tại gốc vây ngực có nhiều chấm nhỏ như hạt tấm màu trắng. Các chấm nầy vỡ ra tạo nên các vết loét lớn ở chỗ vỡ. Điều trị bằng các loại thuốc như: BKC, đồng sunphat hoặc dùng Formalin dùng trong 3 ngày liên tục.
- Bệnh sán lá: Dấu hiệu khi cá bị bệnh có màu đen, đầu to, đuôi nhỏ, mang bị đỏ, cá bơi chậm chạp dựng đứng quanh thành ao. Điều trị là tạc trực tiếp thuốc Dipterex 0,25 – 0,5g/m2 trong 1 – 2 ngày liên tục. Kết hợp cho ăn một số thuốc trị nội ngoại ký sinh trùng.
Lưu ý: Trong quá trình nuôi nên hạn chế sử dụng kháng sinh quá liều. Bởi vì, nó sẽ ảnh hưởng đối với cá làm cho cá dễ bị dị tật, công thân, cá phát triển chậm… Làm tăng chi phí giá thành trong vụ nuôi. Nhưng chất lượng của thịt cá lại không được tốt.
Thời gian thu hoạch cá trê vàng
Cá trê vàng có thời gian thu hoạch ngắn. Sau khoảng thời gian 3 – 3,5 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 145 – 200g/con (cỡ mẫu 5-7 con/kg) thì có thể tiến hành thu hoạch. Trong quá trình thu hoạch thì cần thu và vận chuyển cá nhẹ nhàng tránh làm cho cá bị xây xát da để bán được giá cao. Và đồng thời giảm thất thoát sau khi thu mua. Sau đó, hãy chú ý đến việc tái tạo lại ao để nuôi lần tiếp theo.
Bên trên là tất cả thông tin và kỹ thuật nuôi cá trê vàng đạt hiệu quả tốt. Ngoài ra, quý khách có thể xem các mô hình nuôi loài cá khác tại đây để bổ sung thêm kiến thức. Chúc quý khách thành công.