Bài học đắc giá? Kinh nghiệm về mô hình nuôi cá bống dừa
Cá bống dừa là một loài cá quen thuộc đối với người nông dân sông nước ở việt nam. Đây là loại cá rất dễ nuôi, nhưng loại cá này vẫn chưa được phổ biến. Đó là vì thiếu những tài liệu tham khảo và chưa có người khởi xướng. Vậy làm sao có thể nuôi cá bống dừa tốt nhất, với mô hình nào là hợp lý? Hãy cùng chúng tôi tham khảo mô hình nuôi cá bống dừa nhé.
Đặc tính sinh học của cá bống dừa
Cá bống to thường có chiều dài trên 10cm, cá bống nhỏ thì 7cm và có trọng lượng dưới 10gr. Cá bống dừa có màu nâu đỏ hoặc nâu vàng, có nhiều vân sọc nhỏ màu nâu. Ở sau đầu và gốc vi lưng có điểm đen. Đặc biệt mặt bên thân có nhiều đốm đen to, vi ngực và rìa vi bụng màu cam. Tùy vào môi trường sống mà bống dừa có màu đậm hay nhạt. Bống dừa là loài cá ăn tạp, chủ yếu ăn giáp xác, cá con, thân mềm, phiêu sinh động vật và phiêu sinh thực vật.
Cá bống dừa rất dễ nuôi, dễ ứng dụng trong thực tế nhưng vẫn chưa có nhiều người áp dụng. Vì thế các bạn cần áp dụng theo những kinh nghiệm sau đây.
Mô hình nuôi cá bống dừa( nuôi công nghiệp, nuôi hộ gia đình)
Chuẩn bị bể nuôi cá bống dừa
Có hai loại bể nuôi cá bóng dừa phổ biến là: Bể xi măng và và những ưu khuyết điểm khác nhau
Bể xi măng: ta có thể xây nhiều kích thước khác nhau như bể 4m² (2×2), bể 6m² (3×2); phải lắp thùng composite để lọc nước.
- Ưu điểm: sử dụng lâu dài, bền chắc, dễ thay nước.
- Khuyết điểm: Tốn kém kinh phí, giá thành để chuẩn bị bể cao.
Bể lót bạt
- Ưu điểm: giá thành rẻ, dễ làm,dễ di chuyển.
- Khuyết điểm: khi thay nước gặp khó khăn, dễ bị rách, dễ bị những động vật khác phá hỏng.
Lưu ý : Tùy vào điều kiện kinh tế các bạn có thể lựa chọn bể phù hợp. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến khích nếu các bạn muốn nuôi và phát triển lâu dài thì ưu tiên lựa chọn bể xi măng. Chi tiết cách làm bể nuôi cá bống trong bể xi măng
- Nguồn nước phải sạch sẽ và đảm bảo được việc cung cấp thay nước cho bể.
- Mực nước: lúc cá còn nhỏ ta cho nước khoảng từ 1 phân đến 2 phân, khi cá lớn dần ta tăng mực nước theo kích thước cơ thể của cá.
- Trong bể ta có thể để một số giá thể để cho cá trú ẩn ( dây phổi, gạch,…); trên mặt hồ thả một lớp bèo.
- Để bể ở nơi vừa đủ ánh sáng, nếu để ngoài trời nên dùng lưới lan để hạn chế ánh nắng mặt trời.
- Làm ống xả nước cho bể: đầu xả và đầu cho nước vào lệch nhau 5 phân.
- Độ pH phải đảm bảo từ 6,5 đến 8.
Chọn giống và thả cá bống dừa
Để có con giống cá bống dừa mạnh khỏe, bạn cần tìm kiếm 2 loại sau:
- Bắt tự nhiên: cá bống dừa thường sống ở sông, các rạch, ao vườn, những nơi nhiều bùn, rặng dừa…
- Mua lại của những nông dân đặt lợp bắt cá.
Thông thường vào tháng 2,3,7,8 cá có nhiều trứng, ta có thể thu mua để cho cá sinh sản. Sau khi sinh sản xong ta có thể vớt cá ra để làm giống, còn cá bố mẹ ta có thể nuôi thành cá thương phẩm.
Mật độ thả cá bống dừa
Giai đoạn cá nhỏ: 1m² khoảng vài ngàn con.
Giai đoạn cá thương phẩm: 1m² khoảng 400 đến 500 con.
Lưu ý: khi cá phát triển ta lựa những con cá lớn đồng đều nhau chia sang những bể khác nhau trách trường hợp cá lớn ăn cá bé.
- Ưu tiên thả cá vào tháng 2,3,7,8 vì đây là thời gian sinh sản của cá bống.
- Thả vào sáng sớm hoặc chiều tối ( thời tiết mát mẻ, không quá lạnh cũng không quá nóng ).
- Khi đem cá bống về lấy nước trong hồ đổ ⅓ trọng lượng nước vô cá, cứ cách 15 phút đổ tiếp tục 1/3 nước. Sau 3 lần thấy cá bình thường thì bỏ vào bể nuôi.
Thức ăn chủ yếu của cá bống dừa
- Các loại động vật xay nhuyễn trộn với chất kết dính hoặc dùng thức ăn công nghiệp.
- Có thể dùng loài động vật nhỏ: cá, cua, ốc, tép.
Lưu ý: Khi cho ăn nên trộn thêm men tiêu hóa và vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá và giúp cá phát triển tốt hơn. Chi tiết cách dùng Vitamin C, bạn có thể xem ở đây.
- Khi cá còn nhỏ ta có thể cho ăn 2 đến 3 lần một ngày sau khi cá lớn thì cho ăn một ngày 2 buổi (sáng sớm và chiều tối).
Quy trình quản lý và chăm sóc cá bống dừa
Có thể kiểm tra cá vào lúc thay nước, kiểm tra cá có bị trầy xước hay bị ghẻ nấm không, ta dùng vợt bắt cá bị thương lên để ngâm nước muối, dùng tetracyclin để xử lý vết thương cho cá nếu phát hiện. Khi cá hết bệnh mới cho vào hồ nuôi tiếp tục.
Lưu ý
- Khi thay nước, thay đổi thức ăn đừng quá đột ngột phải cho cá thích ứng dần dần nếu không sẽ dẫn đến việc cá chết.
- Thay đổi thời tiết cũng là một phần ảnh hưởng đến cá nên khi thời tiết thay đổi cần phải kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
Sinh sản của cá
- Sức sinh sản của cá bống dừa khá cao ( trung bình từ 240 đến 285 trứng ). Và mùa sinh sản của cá bống dừa diễn ra quanh năm và tập trung chủ yếu vào những tháng 2,3,7,8.
- Phát hiện cá có trứng thì vớt ra bỏ vào bể riêng.
Thu hoạch
Cá nuôi từ 8 đến 10 tháng có thể thu hoạch được. Khi thu hoạch vận chuyển cá nhẹ nhàng tránh làm xây xác da, sẽ khiến cá giảm giá trị.
Lưu ý: Trước hoặc sau tết nguyên đán vào mùa nắng thông thường cá sẽ rất có giá nên cân nhắc thu hoạch vào thời gian này.
Đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi đã trao đổi với người dân, và họ áp dụng rất thành công. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn và chúc bạn thành công khi thực hiện mô hình nuôi cá bống dừa.