Hướng dẫn chi tiết về mô hình nuôi cá diêu hồng mang lại lợi nhuận tối đa
Cá diêu hồng là loài được nuôi rất nhiều ở nước ta. Bởi vì, chúng có giá thành cao và nhu cầu cực kỳ ổn định. Do đó, để thu lại lợi nhuận tối đa các bạn hãy tham khảo ngay mô hình nuôi cá diêu hồng tốt nhất ngay bên dưới.
Đặc tính sinh học của cá diêu hồng
Cá diêu hồng hay còn có cái tên là cá rô phi hồng. Chúng được đưa về nuôi ở nước ta vào năm 1977 do đó về nuôi cá diêu hồng Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm.
Về hình dạng: Cá diêu hồng toàn thân phủ vảy màu đỏ hồng hoặc màu vàng đậm, thậm chí là màu vàng nhạt. Cá cũng có thể xuất hiện trên thân có màu hồng xen lẫn những đám vảy màu đen.
Cá diêu hồng là loài có thể sống ở nước ngọt, nước lợ và cả nước mặn với độ mặn từ 5-12%o. Nhiệt độ lý tưởng giúp cá phát triển mạnh là từ 24-350C.
Mô hình nuôi cá diêu hồng mang lại hiệu quả cao
Cách chọn ao nuôi cá diêu hồng
Ở Việt Nam, cá diêu hồng được nuôi bởi các loại ao là: Ao đất và trong bể xi măng. Hai loại này sử dụng khá phổ biến nhưng lại mang hiệu quả vô cùng cao. Sau đây sẽ đến chi tiết các dựng 2 loại ao này.
Cách dựng ao đất chuẩn nuôi cá diêu hồng
- Diện tích ao phải từ 300m2 trở lên và đào với độ sâu khoảng 1-1,5m cho cá thoải mái bơi lội.
- Cần chủ động tìm địa điểm làm ao có nguồn cung cấp nước sạch dồi dào và luôn ổn định.
- Làm sạch bờ ao, hang hốc, cỏ dại,.. tránh các côn trùng gây hại cho cá.
- Tát cạn nước trong ao, diệt cá tạp, cá dữ và nạo vét bùn dưới đáy ao.
- Bón từ 7 -10kg bột vôi tương ứng với 100m2 mặt ao. Phơi đáy ao từ 4 -7 ngày rồi cho nước sạch vào ao. Cần phải giăng lưới lọc để loại bỏ cá tạp, cá dữ trong nguồn nước chui vào ao.
- Bón phân chuồng đã ủ hoai mục với lượng 20 -30 kg/100 mét vuông ao nuôi để gây màu nước ao trước khi thả cá.
Cách dựng bể xi măng nuôi cá diêu hồng
- Các bạn có thể xây bể xi măng dạng chìm hoặc nổi đều được. Tuy nhiên, tôi khuyến khích các bạn chọn bể dạng chìm với ưu thế đảm bảo nhiệt độ trong nước và vô cùng chắc chắn.
- Hình dạng bể có thể là hình vuông hoặc hình chữ nhật. Xây với độ sâu từ 1-1,5m và hơi dốc về phía ống thoát nước.
- Xây dựng một hệ thống thoát nước riêng. Nhằm thuận tiện cho việc vệ sinh và thay nước trong bể.
- Xung quanh bể phải trang bị lưới cao tránh tình trạng cá nhảy ra bên ngoài.
- Phía trên trang bị tấm lưới hoặc tấm bạc để che bể nhằm ổn định nhiệt độ của nước.
- Khi xây bể xi măng mới để nuôi cá bạn cần ngâm bể với phèn chua khoảng 1 tuần. Với mục đích làm sạch bể và loại bỏ những vết xi măng còn sót lại. Sau đó xả nước nhiều lần, cọ rửa bể rồi ngâm tiếp nước sạch trong vài ngày. Tiếp đến tháo cạn nước và rửa lại 1 lần nữa trước khi cấp nước nuôi cá.
- Nếu bạn sử dụng bể cũ để nuôi cá, cần ngâm bể trong vài ngày rồi rửa sạch trước khi bơm nước và bón vôi.
Cách chọn con giống
Chọn giống cá là bước quan trọng trong việc nuôi cá diêu hồng. Yếu tố này quyết định hơn 40% tỷ lệ thành công sau này. Để biết đâu là một giống cá tốt bạn có thể lưu ý lại các tiêu chí sau:
- Con giống khỏe mạnh, có vay hoàn chỉnh, không bị xây xát da và bị bệnh.
- Khi thả xuống nước bơi lội nhanh nhẹn, phản ứng tốt.
- Tìm giống cá ở các cơ sở uy tín, chất lượng và lâu năm.
- Kích thước chuẩn từ 5-7cm/con và thả với mật độ 3con/m2.
Cách thả con giống
Trước khi thả con giống, nguồn nước trong ao phải đảm bảo có màu xanh ngọc. Bên cạnh đó, việc tắm cho cá bằng nước muối pha loãng có nồng độ 2 -3% trong 10 -15 phút để tiêu diệt kí sinh trùng và mầm bệnh là điều cần thiết. Sau đó, lại bỏ cả bao cá xuống ao ngâm trong 15 phút để quen nước rồi mới thả cá ra.
Thức ăn của cá diêu hồng
Vì chúng là loài ăn tạp nên nguồn thức ăn của cá diêu hồng rất dễ kiếm. Hiện nay, có 4 loại thức ăn vô cùng tốt cho cá diêu hồng bao gồm:
- Nguồn thức ăn tự nhiên từ phân bón: Phân heo, phân gia cầm và phân xanh
- Thức ăn dạng tinh: Với khẩu phần 5 – 7 % trọng lượng thân, ngày cho ăn 2 lần sáng sớm và chiều tối.
- Thức ăn xanh như: Các loại thực vật (bèo, cỏ non, rau muống,…)
- Thức ăn công nghiệp như: cám, bột cá, bã đậu nành… kèm theo bảng hướng dẫn, khẩu phần ăn, hệ số thức ăn cho từng loại thức ăn. Ví dụ: Hệ số thức ăn FCR = 1,6 – 1,8 (giải thích chi tiết FCR tại đây).
Quy trình chăm sóc và quản lý môi trường nuôi cá diêu hồng
- Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn của cá nhằm tránh chúng ăn lại lượng thức ăn thừa.
- Thay định kỳ nước sạch với lượng mỗi lần thay từ 20 -30% lượng nước trong ao/bể.
- Sau khi thay nước bạn cần bón vôi với lượng 10g/m3 để ổn định nguồn nước.
- Luôn theo dõi tình trạng sức khỏe, bơi lội của cá liên tục 1 ngày/2-3 lần.
- Trong trường hợp cá nổi đầu có thể do thiếu oxy hoặc nguồn nước bị bẩn. Bạn phải tiến hành xử lý ngay, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng về số lượng.
Đây là tất cả kinh nghiệm của tôi về mô hình nuôi cá diêu hồng. Hy vọng sẽ giúp được một số người muốn nuôi cá diêu hồng. Chúc quý khách thành công với mô hình này.
1 Comment
[…] Chi tiết mô hình nuôi cá diêu hồng đạt hiệu quả cao tại đây. […]