Mô hình nuôi cá lăng chấm độc nhất vô nhị tại Việt Nam
Người nuôi thủy sản vẫn luôn tìm kiếm cho mình một mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, trên mạng tràn lan những thông tin chưa được kiểm định đúng về các giống vật nuôi. Điều này đã làm cho mọi người hoang mang, lo lắng trong việc lựa chọn mô hình để kinh doanh. Biết được những băn khoăn này, các chuyên gia thủy sản muốn giới thiệu đến quý bà con mô hình nuôi cá lăng chấm. Đây là một mô hình đã được nhiều nông dân áp dụng và đạt nhiều thành công. Mọi người hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn nhé!
Đặc điểm sinh học của cá lăng chấm
Cá lăng chấm (Hemibagrus Guttatus) thuộc bộ cá da trơn. Có thể mọi người chưa biết nhưng cá lăng chấm là loài cá nước ngọt lớn nhất ở Việt Nam.
Cá lăng chấm chỉ xuất hiện ở những con sông miền núi. Và đặc biệt chỉ những đoạn có nhiều ghềnh thác, dòng chảy mạnh chúng ta mới có thể thấy được loài cá này. Tại những con sông lớn như: sông Đà, sông Lô, … cá lăng chấm thường sinh sống rất nhiều ở đây.
Hướng dẫn chi tiết mô hình nuôi cá lăng chấm tốt nhất Việt Nam
Để có một mô hình nuôi cá lăng chấm đạt hiệu quả cao. Bà con cần phải lưu ý những điều sau đây.
Chi tiết phương pháp thiết kế ao cho mô hình nuôi cá lăng chấm
Ao nuôi là nơi sinh trưởng và phát triển của cá. Vì vậy, việc thiết kế ao là một phân đoạn cực kỳ quan trọng trong mô hình nuôi cá lăng chấm. Mọi người cần lưu ý một số điều sau đây:
- Ao nuôi nên có diện tích từ 1000m³ trở lên, độ sâu từ 1.5m – 2m. Che phủ mặt nước không quá 30%. Có lớp bùn từ 10 – 15cm và phải có hệ thống thoát nước tự động.
- Cần phải đảm bảo thông số tiêu chuẩn của một số những yếu tố môi trường như: độ PH từ 6-8 (tốt nhất từ 6,6 – 7,5), oxy hòa tan 30mg/l, độ trong từ 30-40cm, độ mặn 0-5%.
- Dùng vôi công nghiệp CaCO3 rải đều khắp ao với liều lượng từ 10 – 15kg/100m².
Cách chọn giống và thả giống cho mô hình nuôi cá lăng chấm
Chọn giống và thả giống là yếu tố quan trọng nhất trong mô hình nuôi cá lăng chấm. Bà con nông dân cần làm tốt bước này để mô hình nuôi cá lăng chấm đạt được hiệu quả cao nhất.
- Nên chọn những cơ sở có uy tín để mua cá giống.
- Khi chọn cá nên chọn con giống có kích cỡ đồng đều, không mất nhớt, đuôi và râu không bạc màu.
- Không nên thả với mật độ quá dày. Vì điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá. Tốt nhất là thả con giống có mật độ từ 4-5 con/m².
- Thời gian tốt nhất để thả cá là vào sáng sớm. Khung giờ thích hợp nhất là từ 8-11 giờ.
Cách chọn thức ăn cho mô hình nuôi cá lăng chấm để đạt hiệu quả cao nhất
Bên cạnh việc chọn cá giống thì việc lựa chọn thức ăn cũng không kém phần quan trọng. Bà con nông dân cần lưu ý một số những điều sau trong việc chọn thức ăn cho mô hình nuôi cá lăng chấm.
- Cá có thể ăn một số những loại thức ăn sau đây: Cá tạp (thức ăn vừa cỡ miệng cá), thức ăn tự chế 50% + 50% cá, thức ăn viên.
- Cho ăn 3 lần/ ngày (sáng, chiều, tối). Cữ tối chiếm 40-50% tổng lượng thức ăn trong ngày.
- Nếu có thể nên bổ sung thêm vitamin C, chế phẩm sinh vật và men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho cá.
Quy trình quản lý và chăm sóc mô hình nuôi cá lăng chấm
Trong quá nuôi cá, việc xuất hiện những vấn đề ngoài ý muốn là điều không thể tránh khỏi. Người nông dân nên thường xuyên theo dõi để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
- Cần phải thường xuyên theo dõi hoạt động của cá.
- Định kỳ 15-20 ngày thay nước 1 lần.
- Từ tháng thứ 2 trở đi, định kỳ 10-15 ngày khử trùng nước và khử khí độc ở đáy ao bằng BKC. (Cách sử dụng thuốc khử khuẩn BKC hiệu quả đúng cách)
Một số lưu ý trong việc thu hoạch cá lăng chấm
Nhiều người nông dân không thực sự quan tâm đến việc thu hoạch cá sao cho đúng cách. Và họ cũng không thực sự biết phương pháp chuẩn như thế nào. Khi khu hoạch cá lăng chấm, cần đảm bảo đạt đủ trọng lượng. Trong quá trình kéo cá, chúng ta cần nhẹ tay để tránh gây xây xát cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của cá.
Một số bệnh ở cá và cách phòng ngừa mà mọi người cần lưu ý
Bệnh trùng quả dưa
Nguyên nhân: Ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis gây ra.
Dấu hiệu: Khi cá bị bệnh, trên thân thường xuất hiện những lấm tấm trắng như vảy nhót, nếu bệnh chuyển nặng sẽ xuất hiện những phần lở loét ở trên da. Cá bị bệnh thường có những triệu chứng như: lờ đờ, treo râu, nhào lộn, da nhợt nhạt.
Điều trị: Tắm cho cá bằng hỗn hợp H2SO2 với lượng 70ml/m³ và axit axetic với lượng 30ml/m³ trong khoảng thời gian từ 5-10 phút.
Bệnh gan thận mủ
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Edwardsiella sp. gây ra.
Dấu hiệu: Cá bị bệnh thường có biểu hiện lờ đờ, màu nhợt nhạt, xuất huyết trên cơ thể. Khi mổ, quan sát ở gan, thận của cá chúng ta sẽ thấy những lốm đốm trắng ở đó.
Điều trị: Dùng kháng sinh đặc hiệu Florphenicol, Doxycycline với liều lượng 30-50mg/kg cá/ngày. sử dụng trong 5-7 ngày liên tục, Ngoài ra, cần bổ sung thêm vitamin C cho cá lăng chấm.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà chúng tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu được trong khoảng thời gian dài. Rất mong quý đọc giả có thể áp dụng mô hình nuôi cá lăng chấm này vào thực tế. Cảm ơn mọi người đã chú tâm theo dõi. Nếu muốn tìm kiếm thêm những thông tin về thủy sản khác các bạn có thể tham khảo cách nuôi trồng thủy sản.