Những mô hình khá phổ biến nuôi cá lóc ở nước ta
Cá lóc hay còn có những cái tên là cá tràu, cá quả hoặc cá chuối. Cá lóc được nuôi khá phổ biến ở đồng bằng sông Cửa Long. Nhưng để nuôi được loài cá này thì chúng ta phải có một mô hình nuôi hợp lý. Sau đây là những mô hình nuôi cá lóc phổ biến ở nước ta.
Đặc tính sinh học của cá lóc
Cá lóc là một loài vô cùng dễ nuôi. Tuy nhiên, do mật độ thâm canh cao dẫn đến môi trường nuôi dễ bị ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra nhiều, điều kiện nuôi càng trở nên hạn hẹp hơn. Do đó, việc nắm rõ một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá lóc là điều rất cần thiết hiện nay.
Về đặc tính của cá lóc thì loài cá này rất thích sống ở nước đục, nơi nhiều rong cỏ. Chúng có thể sống ở những khu vực có nước chảy hay ao tù bởi cá lóc có cơ quan hô hấp phụ. Đây là loài cá khá dữ, chúng có thể ăn động vật như: cá, tôm, nòng nọc, côn trùng…Chúng được xem là một loài cá ăn tạp. Cá lóc có thể đẻ 5 lần/năm khi đạt 1 – 2 tuổi. Mùa vụ sinh sản vào khoảng tháng 4 – 8 nhưng tập trung sinh sản nhiều vào tháng 4 – 5.
Những mô hình phổ biến khi nuôi cá lóc
Mô hình nuôi trong ao
Nuôi cá lóc trong ao là được sử dụng nhiều ở nước ta. Bởi vì, mô hình ao ở miền Tây rất nhiều. Trung bình mỗi nhà phải có khoảng 2 – 10 cái ao nuôi thủy sản. Để xem chi tiết khi nuôi cá lóc trong ao là như thế nào thì hãy theo dõi kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao tại đây nhé.
Mô hình nuôi trên bể lót bạt
Đây cũng là một dạng mô hình cũng được người dân sử dụng rất nhiều. Cách này, họ sử dụng bạc để lót bên dưới để tránh những vi khuẩn dưới lòng đất xâm nhập vào cá. Bên cạnh đó, cá lóc cũng được sử dụng tối đa nguồn thức ăn. Bà con có thể xem chi tiết tại kỹ thuật nuôi cá lóc trên bể lót bạt.
Mô hình nuôi trên bể xi măng
Hình dạng bể nuôi cá lóc bằng xi măng nên thích hợp xây kiểu hình chữ nhật. Loại hình này sẽ giúp bà con có thể tự tạo một không gian nuôi cá riêng. Để xem chi tiết về mô hình nuôi trên bể xi măng bà con vui lòng xem chi tiết ở đây nhé.
Mô hình nuôi trong bồn nhựa
Mô hình này rất hay được nhiều người dân tận dụng những bồn nhựa dư thừa để nuôi cá lóc. Vì tận dụng những sản phẩm dư thừa do đó chi phí đầu tư chỗ nuôi rất thấp. Tuy nhiên, diện tích của một bồn nhựa sẽ không to bằng ao, hồ xi măng. Do đó, mô hình này rất ít được người sử dụng. Đa phần họ dùng mô hình này bởi họ có sẵn những thùng lớn tiện thế nuôi luôn.
Hình ảnh về mô hình nuôi cá lóc trong thùng nhựaBên trên là một số kỹ thuật nuôi cá lóc rất phổ biến ở nước ta. Tùy vào những loại mô hình sẽ có lợi ích và rào cản riêng. Hãy theo dõi chúng tôi để có được những thông tin tốt nhất về thủy sản nhé!
1 Comment
[…] nhuận cho những người nuôi. Bà con có thể tham khảo thêm kỹ thuật nuôi cá lóc tại đây. Bên cạnh đó, Nguồn thức ăn chủ yếu của cá lóc là các loại cá tạp, tôm […]