Gấp đôi lợi nhuận nhờ mô hình nuôi cá rô đầu nhím trong bể bạt
Bà con đang muốn nuôi cá rô đầu nhím nhưng lại không biết nên bắt đầu từ đâu? Sau đây, chúng tôi xin được gợi ý mô hình nuôi cá rô đầu nhím trong bể bạt. Với ưu điểm như: chi phí đầu tư thấp, tiết kiệm được diện tích,…sẽ hoàn toàn phù hợp cho bà con nuôi trồng quy mô nhỏ. Tuy nhiên, để mô hình này đạt được hiệu quả cao nhất, bà con nên tham khảo kỹ thuật nuôi trồng đặc biệt trong bài viết sau đây.
Đặc tính sinh học của cá rô đầu nhím
Cá rô đầu nhím là con lai được tạo ra từ cá rô đồng và cá rô đầu vuông. Do đó các rô nhím thừa hưởng được tất cả các ưu điểm của bố và mẹ. Có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt cũng sẽ thơm và ngon nên thường có giá trị kinh tế cao hơn cá rô đồng hay cá đầu vuông.
Cá rô đầu nhím đặc tính dễ nuôi do có khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt. Bên cạnh đó một vụ nuôi chỉ khoảng 2-3 tháng. Vì thế mà năng suất cá thành phẩm mang lại điều khá cao.
Mô hình nuôi cá rô đầu nhím trong bể bạt
Dù nuôi cá rô đầu nhím đơn giản. Tuy nhiên, nếu không được sống trong điều kiện tốt thì cá vẫn khó có thể đạt được chất lượng như mong muốn. Do đó, bà con cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cần thiết khi thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu nhím trong bể bạt.
Thiết kế bể nuôi
Bà con nên chọn Bạt HDPE, đây là loại đạt chuẩn trong nuôi trồng thủy sản. Bởi nó có khả năng chống tia UV, giữ nước tốt cũng như sử dụng được thời gian dài. Khi xây dựng bể nuôi, phía đáy phải dốc về hướng có ống thoát nước tầm 10 độ. Tường xung quanh phải đảm bảo cao hơn đáy là 1.2 mét.
Đối với cọc cần chôn xuống độ sâu khoảng 70 cm. Cách 5 mét, bà con cứ chôn lần nữa và cứ thế lặp lại cho đến khi hết bể. Sau khi đã đo lường và căng bạt HDPE chắc chắn. Bà con bơm nước đầy bể, dùng vôi xây dựng rắc vào tầm 1kg ngâm trong 5 ngày để làm sạch cũng như khử mùi hóa chất của bạt.
Cách chọn cá giống và thả cá
Cách chọn cá giống:
- Với những điểm ưu việt của con lai, nên khi chọn cá rô đầu nhím giống bà con không nên quá sát sao.
- Nên chọn mua ở những trang trại nhân tạo uy tín.
- Cá cần có kích cỡ đồng đều, bơi lội nhanh nhẹn và khỏe mạnh, không có các dấu hiệu bất thường nào.
- Nên chọn khoảng 150 đến 200 con để làm giống.
Cách thả cá:
- Trước khi thả, cần tắm cá để loại bỏ các ký sinh trùng còn bám trên thân của nó. Đây cũng là cách để tăng tỷ lệ sống cho cá.
- Nên chọn thả cá vào trời dịu mát là buổi sáng hoặc xế chiều. Để tránh bị sốc nhiệt gây chết cá.
Nguồn thức ăn của cá rô đầu nhím
- Cá rô đầu nhím có thể ăn được các loại cám công nghiệp. Bên cạnh đó bà con có thể tự chế thức ăn từ các hỗn hợp đã qua nấu chín như: bột ngô, bã đậu, cám gạo với nhau và ép thành viên cho cá dễ ăn.
- Tuy nhiên cần đảm bảo nguồn thức ăn phải duy trì lượng đạm tối thiểu là 30%.
- Nên cho cá ăn mỗi ngày 2 bữa. Nếu cá bé thì lượng thức ăn cần đảm bảo phù hợp ở mức 3% đến 5% trọng lượng thân của cá, đối với cá trưởng thành thì giảm xuống 1-2%.
Quy trình quản lý và chăm sóc mô hình nuôi cá rô đầu nhím trong bể bạt
Để mô hình nuôi cá này đạt được hiệu quả tối ưu, bà con cần quan tâm chăm sóc và quản lý cá đúng cách như sau:
- Việc theo dõi thường xuyên hoạt động bơi lội của cá để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, từ đó có biện pháp chữa trị kịp thời.
- Cần quản lý chặt chẽ nguồn nước, nên thay nước 2 tuần một lần để đảm bảo môi trường sống của cá không bị ô nhiễm.
- Cách 10 ngày, bà con nên bổ sung thêm cho cá vitamin C và men tiêu hóa nhằm giúp cá phát triển tốt cũng như có sức đề kháng cao nhất. (Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng vitamin C cho thủy sản tốt nhất hiện nay).
Một số bệnh thường gặp ở mô hình nuôi cá rô đầu nhím
Cá rô đầu nhím có sức sống tương đối mạnh mẽ. Tuy nhiên, nó cũng khó tránh khỏi việc bị nhiễm bệnh. Do đó, việc nắm bắt được các bệnh hay gặp và phòng ngừa là cách hiệu quả nhất để bà con giảm thiểu các rủi ro. Một số bệnh phổ biến ở cá rô đầu nhím như:
- Bệnh sình bụng
- Bệnh đen thân
- Bệnh nấm nhớt
- Bệnh do ký sinh trùng
Những lưu ý khi làm mô hình nuôi cá đầu nhím trong bể bạt
Mô hình nuôi trong bể bạt có lợi cho việc quan sát, thay nước và theo dõi cá. Vì thế bà con nên tận dụng những ưu điểm này cũng như đừng bỏ qua các lưu ý sau đây:
- Thường xuyên kiểm tra chế độ và khả năng ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp.
- Theo dõi sức khỏe của cá để đảm bảo cá khỏe mạnh và không có dấu hiệu bất thường khác.
- Cần chú trọng các yếu tố môi trường và duy trì chúng trong ngưỡng thích hợp nhất.
Bài viết là quá trình chọn lọc, đúc kết kinh nghiệm của những người đi trước trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Hi vọng những kiến thức này có thể giúp bà con thực hiện tốt mô hình nuôi cá rô đầu nhím trong bể bạt và thu về nhiều lợi nhuận. Ngoài ra, bà con cũng có thể bổ sung thêm một số cách nuôi trồng thủy sản khác để cải thiện nguồn thu nhập của mình.