Mô hình kỹ thuật mô hình nuôi cá rô đồng trong bể xi măng đơn giản
Cá rô đồng là loài cá và món ăn cực kỳ phổ biến ở nước ta. Thịt cá rô đồng luôn đem lại chất lượng dinh dưỡng khá cao cho người ăn. Nhằm vừa đảm bảo chất lượng của cá và cũng mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi thì bà con nên tìm một mô hình nuôi phù hợp. Mô hình nuôi cá rô đồng trong bể xi măng là gì? Hãy cùng theo dõi nhé.
Đặc điểm sinh học của cá rô đồng
Cá rô đồng là giống cá rất gần gũi với bữa cơm của bà con nông dân. Ngoài việc sử dụng với mục đích ăn uống thì loài cá này con dùng để làm thuốc chữa một số căn bệnh dân gian. Khoảng thời gian về trước loài cá này không được phổ biến nhiều. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhu cầu tăng mạnh do đó nó thúc đẩy giá cực kỳ cao.
Mô hình nuôi cá rô đồng trong bể xi măng
Cách thiết kế bể nuôi
Bể nuôi là yếu tố khá quan trọng trong quá trình phát triển của cá rô đồng. Nhưng bể nuôi như thế nào sẽ đem lại thành quả tốt nhất? Để có được điều đó thì bể của quý bà con phải đạt những tiêu chuẩn sau:
- Diện tích của bể nuôi cá rô đồng lý tưởng nhất 500m2 – 1.000m2
- Bể xi măng nên gần nguồn nước sạch để dễ thay đổi nước.
- Rào lưới xung quanh bể để bảo vệ và tránh thất thoát cá.
- Đáy bể bằng phẳng và dốc về phía cống để dễ dàng vệ sinh bể và thu hoạch cá.
- Chiều cao mực nước của bể tốt nhất để nuôi cá rô đồng là 1,2m – 2 m.
Chuẩn bị bể xi măng
Điều quan trong không thể thiếu trong mô hình nuôi cá rô đồng đó chính là chuẩn bị bể nuôi. Nếu bể nuôi tốt cũng là 1 phần khiến cá phát triển tốt. Hãy cùng tìm hiểu việc tái chế bể cũ và bể mới khác nhau như thế nào sau đây.
- Đối với việc tái chế bể cũ: Trước khi thả cá khoảng 7 – 10 ngày. Bà con phải tháo cạn nước, dọn sạch cây cỏ xung quanh bờ, vét bùn đáy bể, lấp hang hốc lỗ mọi xung quanh. Đối với bể mới phải lấy nước vào ngâm xả phèn nhiều lần và diệt khuẩn trước khi thả cá.
- Về kỹ thuật bón vôi: Bà con nên dùng khoảng 5 – 10 kg/100m2 (hoặc bể vùng phèn bón 10 – 20 kg/100 m2). Tác dụng của vôi là diệt khuẩn, diệt cá tạp, ổn định pH. Đặc biệt nên bón vôi cải tạo bể vào lúc trưa nắng để tăng hiệu quả của vôi.
- Nên phơi đáy bể 3 – 5 ngày. Đối với bể không có điều kiện tháo cạn nước muốn diệt hết cá tạp, cá dữ. Nên dùng rễ dây thuốc cá hoặc chế phẩm dạng bột có chứa Rotenon để diệt cá tạp.
- Kỹ thuật lấy nước vào bể phải qua túi lưới lọc mịn để ngăn cá tạp, địch hại, trứng cá vào bể nuôi. Kiểm tra các yếu tố môi trường đạt yêu cầu là có thể thả cá như pH = 6,5 – 8,5; ôxy = 3 – 8 mg/l, nhiệt độ nước 28 – 300C.
Chọn giống nuôi của cá rô đồng
Việc lựa chọn giống cá là việc khá đau đầu với các nhà đầu tư. Việc lựa chọn giống tốt nó sẽ giúp tăng hiệu quả kinh tế cho người đầu tư. Vậy như thế nào là con giống tốt? Chúng ta cũng đến với các tiêu chí sau:
- Nên lựa chọn cá có màu sắc sáng đẹp, bơi lội tốt, nhanh nhẹn, không dị hình, trầy da, lở mình.
- Mật độ thả cá trung bình khoảng từ 30 – 40 con/m2 cỡ giống 500 – 700 con/kg.
- Nếu bể được chuẩn bị kỹ có thể thả cá nhỏ hơn. Tuỳ theo mức độ đầu tư thức ăn và cách thay nước mà có thể chọn mật độ thả nuôi thích hợp.
- Khi đem cá giống về không nên thả cá ra bể ngay mà buộc phải ngâm bao giống cá cho nhiệt độ trong bao và ngoài bể cân thực sự cân bằng. Tới lúc này mới mở bao cho cá bơi từ từ ra ngoài.
- Để phòng bệnh cho cá, bà con nên tắm cá giống qua nước muối 2 – 3% trong khoảng 5 – 10 phút.
Lưu ý: Bà con nên thả cá vào những khoảng thời gian sau: Lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thả cá vào những thời điểm nhạy cảm (nắng to, mưa rào…).
Thức ăn của cá rô đồng
Cơ chế về thức ăn của cá rô đồng khá đơn giản. Bà con có thể cho cá ăn bằng những loại thức ăn chế biến như: Bột đầu tôm, phế phụ liệu nhà máy chế biến cá tôm và gia súc, bột cá, ruốc, ốc, cá tạp, bột đậu nành, … Tỷ lệ đạm 30% + cám mịn và xác đậu nành 60% + tấm 7% + bột lá gòn 3% + Vitamin, Premit.
Thức ăn thô (cá tạp, cua, ốc,…) phải được nghiền nhỏ. Nấu cháo tấm với bột cá cho nhừ, rồi hãy cho bột lá gòn vào, nếu có xác đậu nành nấu riêng, trộn cám và Vitamin vào thức ăn, vừa khô, đặc, dẻo. Có thể cho 10% rau muống đã thái nhỏ và nấu mềm, nhừ trộn lẫn với thức ăn trên. Thức ăn có độ đạm càng cao thì cá càng lớn mạnh, từ cá giống lên cá 7-15 con/kg có 4 tháng.
Cách chăm sóc cá rô đồng
Sau khi đạt được những tiêu chí trên. Thì chúng ta sẽ đến bước chăm sóc cho cá như thế nào để có kết quả tốt nhất. Hãy chăm sóc cá rô theo những thông tin dưới đây:
- Bà con nên giữ môi trường nước nuôi là màu xanh lá chuối non. Nếu nước có màu sậm và mùi hôi nặng phải thay nước ngay.
- Trung bình nuôi khoảng 7-15 ngày thì nên thay nước một lần. Trường hợp, nếu nước bể xi măng nuôi vẫn tốt thì khi nước dơ mới thay. Việc thay nước rất có lợi cho cá nuôi. Tuy nhiên cũng đừng nên quá lạm dụng việc thay nước vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
- Kiểm tra thức ăn của cá dư hay thiếu bằng xem cá có thức ăn trong bụng không và thức ăn còn lại khi cho vào sàn ăn 2 giờ. Nếu trong ruột cá không có thức ăn, mà thức ăn còn nhiều ở sàn thì thức ăn đó không thích hợp, phải thay đổi thức ăn hoặc khẩu phần ăn của cá ngay lập tức. Hoặc xem cá yếu ăn vì lý do gì: nước dơ thì thay nước, thiếu đạm thì tăng đạm, có đạm mà yếu ăn tăng Vitamin C, Premit vào thức ăn và xem cá có bệnh hay không xử lý kịp thời.
Lưu ý: Thức ăn phải đảm bảo hàm lượng đạm theo từng thời gian phát triển của cá. Cho ăn liên tục đủ lượng thức ăn phù hợp với mật độ cá. Nếu không cá sẽ thiếu dưỡng chất và chậm phát triển, kéo dài thời gian nuôi và thu hoạch không hiệu quả.
Thu hoạch
Cần thu hoạch đúng theo những hướng dẫn sau.
- Nếu nuôi trong bể xi măng thì có thể thu hoạch trong 6 đến 8 tháng khi nuôi. Trọng lượng trung bình của mỗi con từ 60 đến 100g.
- Đối với nuôi trong bể thì năng suất có thể đạt từ 15 đến 20 tấn cá/ ha (nếu chăm sóc đúng theo mô hình trên và điều kiện sống tốt). Nếu chọn lọc và cung cấp thức ăn phù hợp còn có thể thu hoạch đến 35 đến 40 tấn cá/ ha.
- Có thể ưu tiên thu hoạch những con cá trọng lượng lớn. Để tỉa thưa dần mật độ nuôi cho cá chưa đạt trọng lượng phát triển tốt hơn. Có thể thu hoạch bằng lưới hoặc bắt thủ công.
- Có thể thu hoạch toàn bộ. Nếu thu hoạch toàn bộ thì dùng lưới hoặc tháo cạn nước bể nuôi.
Lưu ý: Khi kéo lưới thu hoạch đừng qua mạnh tay sẽ làm trầy xước cá. Lúc ấy giá thành bán ra sẽ không còn cao nữa.
Những điều cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng trong bể xi măng
Khi nuôi cá rô đồng theo mô hình chúng tôi đã cung cấp trên. Các bạn phải lưu ý những điều nhỏ nhặt sau đây. Tưởng chừng không ảnh hưởng đến cá nhưng sẽ đem lại hậu quả nghiêm trọng nếu không tránh.
- Nên nuôi cá rô đồng bằng giống cho sinh sản nhân tạo. Vì cá giống cho sinh sản nhân tạo có tốc độ tăng trưởng nhanh và có kích thước thương phẩm lớn. Để có thể cho sinh sản nhân tạo phải chọn giống cái chất lượng (chọn đàn cá có cá cái nhiều).
- Khi nuôi cá rô đồng trong bể xi măng nuôi phải hạn chế sự phát triển của tảo. Có thể thả ghép với cá mè (lượng cá ghép dao động từ 1 đến 2 con / 10m² bể nuôi).
- Khi vào mùa mưa phải kiểm tra cống thường xuyên để tránh việc cá rô bơi đi mất. Mực nước cao hơn 2m cần phải tháo bớt nước có trong bể.
- Từ tháng thứ 3 của chu kỳ nuôi cần phải định kỳ 2 tuần dùng 1 đến 3kg vôi bột xử lý cho 10m² bể nuôi. Thả bèo vào 1 góc bể để hấp thu chất hữu cơ.
Với những thông tin vừa cung cấp trên hi vọng sẽ giúp cho bà con cải thiện được năng suất trong mô hình nuôi cá rô đồng trong bể xi măng. Ngoài ra, bạn có thể tham thảo một số quy trình nuôi thủy sản khác tại đây. Chúc quý khách thành công.
1 Comment
[…] Mô hình kỹ thuật nuôi cá rô đồng chất lượng và cực kỳ đơn giản […]