Mô hình nuôi nhum biển giúp ngư dân đạt lợi nhuận khủng
Nhum biển là loài vật sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao và ít mắc bệnh. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu nhum biển trên thị trường là khá lớn, nhất là tại các nước Mỹ, Nhật, Úc,… Việc bắt đầu nuôi cầu gai trở nên khá phổ biến, đặc biệt là ở vùng đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Mô hình nuôi nhum biển đã đem lại cho nhiều hộ ngư dân một mức thu nhập khủng chỉ sau vài tháng nuôi. Hôm nay, chuyên gia thủy hải sản sẽ chia sẻ tới bà con mô hình nuôi nhum biển hiệu quả và đơn giản nhất.
Đặc điểm sinh học của nhum biển
Nhum biển là loài vật vẫn còn khá xa lạ đối với người dân Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loài này nhé!
Nhum biển (nhím biển) hay còn được gọi là cầu gai thuộc lớp động vật đa gai, sinh sống ở đại dương. Nhum biển có dạng hình cầu và bán cầu, lớp vỏ cứng do chất đá vôi tạo thành. Chúng có đường kính từ 4-10cm, dày khoảng 4-5 phân. Bề mặt vỏ của nhum biển có rất nhiều gai cứng và nhọn, nếu bị đâm sẽ gây nhức nhưng không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Đa số nhum biển sống ở đáy biển ấm, chỗ có đá và dưới san hô. Ban ngày chúng vùi trong cát, ban đêm ra hoạt động nhờ vào chân ống và gai vận động, bắt mồi nhờ bộ phận nhai nuốt.
Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật cần lưu ý trong mô hình nuôi nhum biển
Mô hình nuôi nhum biển (cầu gai) là một ngành kinh tế mới mẻ và tiềm năng tại Việt Nam. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các kỹ thuật cần lưu ý để đạt hiệu quả cao trong mô hình nuôi nhum biển.
Chuẩn bị lồng nuôi
- Địa điểm: Chọn vùng biển có dòng chảy nhẹ, ít sóng lớn, nước trong và không bị ô nhiễm. Khu vực nuôi cần có nền đáy cứng, nhiều rong tảo và ít bùn.
- Độ sâu: Khu vực nuôi nên có độ sâu từ 2-5 mét để thuận lợi cho việc quản lý và chăm sóc.
- Loại lồng: Sử dụng lồng nhựa hoặc lồng kim loại chống gỉ có kích thước phù hợp, thường là 1m x 1m x 1m.
- Đặt lồng: Lồng nên được cố định chắc chắn vào đáy biển hoặc các kết cấu nổi để tránh bị cuốn trôi. Đảm bảo lồng được đặt cách đáy biển ít nhất 0,5 mét để tránh bùn bẩn và ký sinh trùng.
Cách chọn giống để thả tốt nhất trong mô hình nuôi nhum biển
- Chọn giống: Chọn nhum biển giống khỏe mạnh, có kích thước đồng đều (khoảng 3-5 cm), không bị tổn thương hay bệnh tật.
- Mật độ thả: Mật độ thả khoảng 50-100 con/m² lồng
- Sau khi nuôi từ 1-2 tháng, ta phải theo dõi độ sinh trưởng của nhum biển. Tiến hành san thưa, mật độ thả không nên vượt quá 50 con trong một lồng hoặc bể nuôi.
- Nhiệt độ thả giống thích hợp là khoảng 20oC. Vào khoảng tháng 10 trở đi, khi nhiệt độ nước ổn định thì bắt đầu thả giống.
Thức ăn dành tốt nhất trong mô hình nuôi nhum biển
Nguồn thức ăn của nhum biển rất dễ tìm và có thể chủ động kiểm soát thức ăn.
- Nhum biển chủ yếu ăn rong tảo. Cần bổ sung thêm rong tảo nếu lượng tự nhiên không đủ. Thực phẩm có thể là rong biển tươi hoặc khô, cắt thành từng đoạn nhỏ.
- Khi thả thức ăn phải dựa vào thức ăn còn sót lại cũng như điều kiện khí hậu để quyết định lượng thức ăn thả vào.
- Khi nhiệt độ nước dưới 20oC có thể 2-3 ngày cho ăn 1 lần.
- Mỗi tầng nuôi chỉ thả khoảng 0,5Kg rong bẹ, hệ số thức ăn của cầu gai là 12:1.
- Cầu gai khi đói cũng ăn các loại rong tảo khác, thậm chí ăn cả vẹm và động vật dạng rêu.
Quy trình quản lý và chăm sóc loài nhum biển
Nhum biển là loài dễ chăm sóc. Trong điều kiện phù hợp thì nhum biển phát triển rất nhanh.
- Trong quá trình nuôi, dựa vào các điều kiện nuôi nhum biển mà lựa chọn thức ăn sao cho phù hợp.
- Nếu nhiệt độ nước xuống 0oC thì nhum biển sẽ ngừng phát triển.
- Có thể nuôi tích hợp giữa nhum biển và bào ngư. Cách nuôi này có thể làm sạch nước. Ngoài ra nhum biển có thể loại trừ các sinh vật có hại trên bề mặt cơ thể bào ngư và trên lồng nuôi.
- Kiểm tra lồng: Thường xuyên kiểm tra lồng nuôi để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề như rong tảo quá phát, chất lượng nước kém hoặc lồng bị hư hỏng.
- Quản lý nước: Đảm bảo nước trong lồng luôn sạch, thông thoáng. Thay nước hoặc di chuyển lồng đến vị trí khác nếu cần thiết.
Cách thu hoạch trong mô hình nuôi nhum biển đúng nhất
- Thời gian nuôi: Sau khoảng 8-12 tháng, nhum biển đạt kích thước thương phẩm (6-8 cm) có thể tiến hành thu hoạch.
- Phương pháp thu hoạch: Thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh nhiệt độ cao. Dùng lưới hoặc tay nhẹ nhàng bắt nhum biển để không làm tổn thương.
Một số lưu ý quan trong trong mô hình nuôi nhum biển
- Theo dõi sức khỏe: Kiểm tra nhum biển hàng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tật như mất màu, lở loét, giảm ăn.
- Vệ sinh lồng: Vệ sinh lồng nuôi định kỳ để tránh tích tụ chất thải và ký sinh trùng.
- Sử dụng thuốc: Khi phát hiện nhum biển bị bệnh, cần sử dụng các loại thuốc phòng và trị bệnh chuyên dụng, tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia.
- Mùa vụ: Nên thả giống vào mùa xuân hoặc hè để đảm bảo nhiệt độ nước biển phù hợp cho sự phát triển của nhum.
- Ghi chép: Ghi chép chi tiết về lịch sử nuôi, tình trạng sức khỏe của nhum biển, lượng thức ăn và các biện pháp xử lý bệnh tật để có cơ sở điều chỉnh kịp thời.
Ở nước ta, nhum biển chưa được nuôi phổ biến. Giống với mô hình nuôi hải sâm, tuy là loài mới lạ nhưng nhum biển vẫn đem lại lợi nhuận khủng cho các hộ dân ven biển và vùng đảo. Trên đây là toàn bộ thông tin và kiến thức về mô hình nuôi nhum biển giúp nhum biển phát triển nhanh, tiết kiệm chi phí và đỡ tốn công dọn vệ sinh. Hy vọng với mô hình này có thể giúp bà con có một mùa thu hoạch đạt năng suất cao nhất.