Kinh nghiệm nuôi Artemia sinh khối trong bể xi măng từ các chuyên gia
Artemia là loại thức ăn tươi sống được chuyên dùng trong sản xuất giống thủy sản. Hiện nay có rất nhiều người nuôi Artemia sinh khối để thuận tiên hơn trong việc cho thủy hải sản ăn. Có rất nhiều cách nuôi Artemia sinh khối được chia sẻ trên các diễn đàn thủy sản. Vậy Artemia sinh khối là gì? Nuôi như thế nào là đúng nhất? Cùng thuyhaisanvn tìm hiểu kinh nghiệm nuôi Artemia sinh khối trong bể xi măng từ các chuyên gia hàng đầu.
Artemia sinh khối là gì?
Artemia sinh khối là các artemia được nuôi từ khi mới bắt đầu ấp bằng trứng. Sau đó trở thành những con artemia nhỏ (còn được gọi là ấu trùng) và được nuôi lớn từ từ.
Kinh nghiệm nuôi Artemia sinh khối trong bể xi măng
Hầu hết những trang thông tin khác sẽ chỉ bạn cách nuôi Artemia bằng nước muối nhưng việc đó sẽ rất bất tiện với những bạn sống ở thành phố. Cách nuôi Artemia sinh khối trong bể xi măng chưa được phổ biến những các chuyên gia của chúng tôi đảm bảo rằng bạn nên tìm hiểu và thử nuôi bằng cách này với những bước sau đây:
Xử lý môi trường nước
Chuẩn bị bể
Chú ý những điểm sau đây để có thể chuẩn bị bể tốt nhất trong việc nuôi Artemia sinh khối.
- Thể tích bể tùy thuộc vào nhu cầu cũng như kinh phí của người sử dụng. Tuy nhiên, khuyến khích các bạn chuẩn bị bể tầm 5 đến 7m để dễ quan sát khi Artemia nở.
- Bể có lắp máy sục khí.
- Thắp đèn đầy đủ khi trời quá tối hoặc để nơi ít ánh sáng.
- Trước khi đưa vào sử dụng cần vệ sinh bể bằng formol.
Xử lý nước
Nước chính là yếu tố quan trọng để nuôi thành công hay không. Môi trường nước ban đầu chính là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của giống artemia bạn nuôi. Do đó, xử lý nước bằng những cách sau đây để nuôi Artemia tốt nhất.
- Nước nuôi phải là nước được lấy trực tiếp vào bể nuôi sinh khối qua túi lọc 5 micromet có nồng độ từ 28 đến 30%.
- Tiến hành xử lý nước bằng Chlorine với nồng độ 30ppm. Lưu ý khi sử dụng Chlorine phải khoáy cho hóa chất tan đều trong nước rồi mới tạt vào bể xi măng đã chuẩn bị. Giữ yên trong thời gian 1 tiếng đồng hồ. Sau đó, sục khí trong 2 ngày để hóa chất khi xử lý nước tồn dư bị loại ra khỏi nguồn nước xử lý
- Trước khi đưa vào sử dụng hãy kiểm tra lượng Chlorine tồn dư trong nước bằng thuốc thử Chlorine. Nếu thấy không thấy màu vàng bể có thể đưa vào sử dụng. Nhưng nếu thấy còn màu vàng bạn cần phải dùng Thiosunphat Natri (Na2S203) để trung hòa lượng Chlorine còn xót lại. Sau khi trung hòa cần phải kiểm tra kỹ lần cuối nếu thấy vẫn còn vàng bạn cứ tiếp tục trung hòa cho đến khi lượng Chlorine tồn dư biến mất hoàn toàn mới có thể sử dụng bể.
Tạo màu cho nước
Khi tạo màu cho nước bạn có thể chọn cách gây màu trực tiếp vào bể nuôi Artemia sinh khối hoặc gây màu ở bể khác rồi bơm về bể nuôi. Những bước gây màu như sau:
- Kết hợp Phân hữu cơ với lượng 3 đến 5kg / 10m3 với phân vô cơ (Ure, NPK) tỷ lệ 3:1 với liều 2 đến 3 g/m3 , định kỳ bón 1 đến 2 lần/ tuần.
- Lưu ý ủ kỹ phân trước khi sử dụng. Khi nước gây màu có màu xanh nâu hoặc xanh lục, độ 15 đến 20cm có thể bơm vào bể nuôi.
Các chuyên gia khuyến khích gây màu ở ngoài rồi bơm vào bể nuôi để đảm bảo vệ sinh.
Cách ấp trứng Artemia
Khi lựa chọn trứng Artemia để nuôi trồng tốt nhất bạn nên chọn trứng Artemia Vĩnh Châu. Vì đây là loại trứng cho ra những cá thể ấu trùng khỏe mạnh và có tỷ lệ nở thành công cao nhất. Chất lượng của cá hoặc tôm khi ăn vào cũng được đảm bảo. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn lựa Artemia Mỹ hoặc Inve.
Bạn có thể tính số lượng trứng nở ra bằng công thức sau đây để dễ quản lý:
Số gram trứng nở (g/m3 ) = ( D (S*De) / 300,000 ) *1000
Trong đó:
D là mật độ nuôi ( cá thể/ L)
S là diện tích nuôi (m²)
De là chiều cao của nước trong bể (m)
300,000 là ước tính số ấu trùng nở từ 1g trứng khô
Thực hiện đúng theo những bước sau đây để ấp trứng Artemia sinh khối tại gia:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cho nở bao gồm xô nhựa có thể tích 4 lít, chai nước khoáng có thể tích tầm 1,5 lít, đèn neon để cung cấp ánh sáng đầy đủ liên tục trong suốt quá trình ấp. Lưu ý đặt đèn cách xô ấp 20 cm.
- Bước 2: Xem xét những số liệu khi ấp
- Nhiệt độ từ 28 đến 30°C
- Độ mặn chỉ có khoảng 30%
- Mật độ ấp: 3g/ lít
- Sục khí mạnh và liên tục trong quá trình ấp
- Bước 3: Quan sát diễn biến của trứng. Khi thấy trứng đã nở thì tiến hành thả giống. Lúc này đa số ấu trùng ở giai đoạn Instra I, do đó chúng có khả năng thích ứng cao với những biến đổi môi trường, rất thuận lợi trong việc cấy thả.
Thả giống
Sau khi trải qua quá trình ấp trứng ở trên bạn phải lọc rửa trứng cẩn thận rồi đem thả ở giai đoạn Instar I. Chọn lựa thời tiết mát mẻ để thả giống. Mật độ thả ban đầu chỉ từ 1,000 đến 1,500 Nauplius/ lít.
Điều khiển thủy lý bắt buộc như sau bạn mới có thể thả giống:
- Độ mặn từ 28 đến 32 ppt
- Nhiệt độ từ 28 đến 32°C
- Độ pH từ 7,7 đến 8,1
- Mực nước tối thiểu trong bể là 40 cm
Cách thả giống: Chia nhỏ giống và thả ở nhiều nơi trong bể, tránh thả dính chùm. Hoặc thả ở những vị trí các quả khí nhằm tránh trường hợp giống bị vón cục khi thả vào bể nuôi. Khi thả giống nên múc nước trong bể vào xô đựng giống trước. Để từ 10 đến 15 phút cho giống quen dần với nhiệt độ cũng như môi trường nước rồi mới thả vào bể.
Chăm sóc và quản lý Artemia hợp nhất
Theo dõi nhiệt độ cũng như sự phát triển của Artemia hằng ngày. Thức ăn cho Artemia cũng rất phong phú thường là bột đậu nành răng hoặc bột đậu nành tươi. Ngoài ra cũng có thể cho ăn bằng cám gạo, cám ủ (ủ trong 24h với nhiệt độ 25°C) bằng men bánh mì (hàm lượng 1g men/ kg),… Cho Artemia sinh khối ăn với liều lượng 0,5kg / 100m²/ ngày.
Khi cho ăn nên hòa thức ăn vào với nước. Và lọc qua lưới lọc 50μm, lấy phần thức ăn lọt qua lưới cho ăn, hạn chế cho ăn lại thức ăn thừa. Trong quá trí ấu trùng ăn có thể cho sục khí nhẹ để chúng dễ bắt mồi và có hứng thú ăn.
Cung cấp tảo Nanno Chloropsis hoặc Chlorella vào bể nuôi với liều lượng 2 đến 3m3 / 100m²/ ngày. Thay nước hàng tuần vào ngày thứ 5. Lúc thay nước nên đổ 50% nước mới vào đổ 50% nước cũ đi, sau khi đã thay đổi được 1 tuần thì có thể thay nước mới 100%. Nếu có thức ăn thừa lắng xuống đáy thì xi phông.
Thu hoạch Artemia
Tốc độ tăng trưởng của Artemia khá nhanh. Những ngày đầu tiên thì 0,5mm / ngày khoảng 1 tuần sau có thể tăng trưởng nhanh gấp đôi. Khi đã nuôi được đến đây thì tỷ lệ sống đến lúc thu hoạch sẽ từ 60 đến 70%.
Trước khi thu hoạch nên nhớ ngắt hí để các Artemia trưởng thành nổi lên trên bề mặt nước. Lúc thu hoạch dùng những cái lưới nhỏ có có mắt lưới có kích thước 1mm để vớt Artemia sinh khối. Lưu ý làm nhẹ nhàng để không gây ảnh hưởng đến những Artemia khác.
Thông thường Artemia có thể thu tủa từ 15 đến 18 ngày vì trong bể lúc này đã xuất hiện Nauplii Artemia. Neus chần chừ không thu sẽ dẫn đến tình trạng hao hụt số lượng so với lúc tính toán bằng công thức bên trên. Vì sự cạnh tranh về môi trường sống, thức ăn và còn hiện tượng Artemia bị túm thành từng buộc lại với nhau trong bể nuôi. Quá trình thu hoạch Artemia lâu nhất cũng phải đến ngày 40 phải hoàn thành.
Thu hoạch trong khoảng thời tiết mát mẻ, tốt nhất là từ 5 đến 6h sáng. Sau khi thu hoạch xong Artemia sinh khối bạn phải đem chúng rửa sạch để sử dụng vào các mục đích khác. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số kiến thức nuôi các loài thủy sản khác tại đây.