Áp dụng kỹ thuật cao trong việc nuôi con rạm tại miền Bắc
Tại các tỉnh thành miền Bắc, mô hình nuôi con rạm không còn quá xa lạ. Con rạm là một loại thương phẩm thu hút khách hàng do giá trị dinh dưỡng cao. Nuôi con rạm sẽ mang lại kết quả vô cùng tốt nếu bà con biết tới kỹ thuật nuôi trồng trong bài viết dưới đây. Thông tin trong bài viết vô cùng chính xác và đầy đủ, bà con không nên bỏ lỡ!
Đặc tính sinh học của con rạm
Con rạm là một loài giáp xác chuyên sống ở vùng nước lợ. Rạm có thân hình giống với cua đồng lên tới 80%. Nhưng rạm thân hình nhỏ hơn và mai mỏng hơn cua đồng. Con rạm có thịt béo, ngọt, nhiều ngạch. Hơn hết, khách hàng rất ưa chuộng loài rạm do giá trị dinh dưỡng rạm mang lại vô cùng cao. Mùa sinh sản của con rạm là vào tháng 4 và tháng 5 âm lịch.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết mô hình nuôi cua đồng đạt hiệu quả tốt nhất hiện nay.
Kinh nghiệm cần có trong việc nuôi con rạm thu lợi nhuận cao
Cách chọn ao nuôi đạt tiêu chuẩn nhất tại miền Bắc
Hiện nay, với thời tiết ở miền Bắc rất phù hợp để nuôi trồng con rạm. Đó là lí do mô hình nuôi trồng rạm phổ biến hơn tại miền bắc, ít nuôi tại miền Nam. Để tạo ra mô hình nuôi trồng đúng thì cần có cách làm ao nuôi đạt tiêu chuẩn nhất. Dưới đây là những cách làm ao:
- Làm ao tại vùng triều và vùng ngập mặn.
- Đặt ao tại nơi có nguồn nước dồi dào.
- Không làm ao gần nơi ô nhiễm môi trường và bụi rậm. Vi sinh gây bệnh sẽ làm cho con rạm bị bệnh.
- Độ mặn của nước dao động từ 5-15 %.
- Đáy ao có nhiều cát bùn.
- Làm bờ ao cao tầm 1m. Bờ ao chắc chắn.
- Đáy hoặc bờ ao có lỗ thoát nước dễ dàng.
- Bón vôi khử khuẩn cho ao.
Cách chọn giống rạm phù hợp nhất trong nuôi trồng thủy sản
Để có một lứa giống đạt tiêu chuẩn, đảm bảo sự sống tốt. Bà con cần đảm bảo giống đạt những tiêu chuẩn sau:
- Đàn giống có ngoại hình đẹp, đồng đều.
- Phản xạ nhanh với tác động bên ngoài.
- Không chọn con giống bị dị hình, gãy càng.
- Vỏ rạm cứng, chắc chắn. Ăn nhiều và đi tốt.
- Dùng khay nhựa đựng giống con rạm.
- Trong lúc di chuyển, không để con rạm lật ngửa.
- Mật độ thả: 20-30 con/m2.
Cách cho con rạm ăn thức ăn tốt nhất hiện nay
Thức ăn của con rạm ngoài tự nhiên là giáp xác, ốc, cá nhỏ và động vật phù du như tảo, rong rêu. Trong nuôi trồng con rạm thì bà con dễ dàng kiếm nguồn thức ăn dồi dào. Do loài này ăn ít và nhanh phát triển. Các loại thức ăn bà con nên chuẩn bị trước khi nuôi là:
- Thức ăn công nghiệp chiếm 60% tổng lượng thức ăn.
- Thức ăn tự nhiên chiếm 40% tổng lượng thức ăn.
- Cho rạm ăn 4 lần trong ngày.
- Quan sát kỹ tránh trường hợp không đủ thức ăn cho rạm.
- Trộn vitamin C vào thức ăn, giúp con rạm có đề kháng khỏe hơn.
- Một số thông tin quan trọng về thuốc vitamin C bà con không nên bỏ qua.
Quy trình quản lý và chăm sóc khi nuôi con rạm
Để tạo ra một mô hình nuôi con rạm có kết quả cao, bà con cần chú ý kỹ về quy trình mà các chuyên gia thuyhaisanvn đã chia sẻ thông qua bài viết. Những hướng dẫn vô cùng chính xác thông qua cách bước tạo ra mô hình đúng.
- Cách làm ao nuôi phù hợp.
- Cách chọn con giống đạt tiêu chuẩn.
- Nguồn thức ăn đảm bảo.
Một số bệnh thường gặp khi nuôi con rạm cần biết
Con rạm là loài giáp xác xuất hiện nhiều ở vùng đồng ruộng. Cùng với tập tính sống hiền lành, đề kháng ổn định thì chúng ít nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, người dân phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ nhiều. Dẫn đến loài rạm chết và nhiễm bệnh rất nhiều. Sau đây là những căn bệnh bà con nên phòng tránh khi nuôi:
- Bệnh đen mang.
- Bệnh đốm trắng, vàng trên mai.
Lưu ý quan trọng trong khi nuôi trồng con rạm hiện nay
Hiện nay, tại các tỉnh thành phía Bắc đang nhân rộng mô hình nuôi con rạm. Loài thương phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng và kinh tế vô cùng cao. Hơn thế nữa, những đặc điểm bà con cần biết để có một mô hình đúng và kết quả tốt nhất:
- Nguồn nước sạch sẽ, nhiệt độ ổn định.
- Bón vôi cho ao trước khi thả giống 2 tuần.
- Chọn con giống có ngoại hình đều và đẹp.
- Đảm bảo nguồn thức ăn.
- Kịp thời phòng và chữa bệnh. Tránh hao hụt về sau.
Từ trước đến nay, con rạm vẫn không ngừng được săn đón. Để có kiến thức đúng về cách làm mô hình con rạm thì cần đọc kỹ bài viết trên. Thông tin trên đã được chuyên gia kiểm chứng thành công tại hai tỉnh Thanh Hóa, Bắc Ninh. Hãy trau dồi cho mình đầy đủ kinh nghiệm nuôi trồng chính xác nhất, tạo ra nguồn thu nhập ổn định. Để biết thêm nhiều kỹ năng nuôi thủy sản khác, bà con nên tham khảo tin tức mới mỗi ngày.