Nuôi mực cảnh có khó không? nuôi mực cảnh như thế nào là tốt nhất
Khi nhắc đến mực, chúng ta thường nghĩ đến loài sinh vật thân mềm, sống ở biển, được con người đánh bắt và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon đúng không? Nhưng, đã bao giờ bạn nghe đến việc mực được nuôi cảnh chưa? Sau đây, chúng tôi sẽ chia kinh nghiệm nuôi mực cảnh chất lượng.
Đặc tính sinh học của mực cảnh
Mực là động vật thân rất mềm. Chúng có thể thay đổi màu của cơ thể theo màu sắc của môi trường để ẩn ấp và ngụy trang tránh kẻ thù nhờ vào các sắc tố bào ở da.
Khi có kẻ thù tấn công hoặc cảm thấy nguy hiểm thì mực thường tự vệ bằng cách phun mực. Việc này làm giảm tầm nhìn của kẻ thù giúp mực dễ dàng lẩn trốn. Mực còn sử dụng một cách thức khác để tự vệ đó là dựa vào phản lực, lực bật của mực có thể đạt đến vận tốc 40km/h. Mực thường hoạt động sinh sản vào tháng 3 đến tháng 5.
Hướng dẫn cách nuôi mực cảnh hiệu quả
Để nuôi mực cảnh đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần chú ý đến những vấn đề về con giống, điều kiện môi trường sống, thức ăn và cách chăm sóc theo dõi mực.
Lựa chọn mực giống tốt
Lựa chọn mực giống có chất lượng tốt sẽ là tiền đề cho sự sinh trưởng và phát triển của mực sau này. Bạn nên cân nhắc kỹ khi chọn mua mực giống ở các cơ sở uy tín. Bên cạnh đó, bạn cần nắm rõ một số dấu hiệu của mực giống tốt:
- Mực giống phải khỏe mạnh, không có dị tật, không có vết trầy xước.
- Mực giống con chỉ lớn bằng đốt ngón tay. Nên trong quá trình vận chuyển mực đến nơi cư trú cần hết sức cẩn thận tránh làm cho mực bị thương, ảnh hưởng đến sự phát triển và tuổi thọ của mực cảnh.
Đảm bảo điều kiện môi trường sống cho mực
- Có thể chọn nuôi mực ở bể cảnh hoặc xây dựng hồ cảnh tùy vào không gian nhà bạn.
- Vị trí đặt bể nuôi nên ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Phải đảm bảo nước trong bể luôn sạch.
- Bạn nên vệ sinh hàng tuần, kiểm tra thường xuyên bể, máy sục oxy.
- Mực sẽ phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 26-30’C. Đảm bảo duy trì nguồn nước ở nhiệt độ này để mực được phát triển tốt nhất.
- Đặt trong bể các loại rong hoặc cây xây để mực làm nơi trú ẩn.
Nguồn thức ăn tốt của mực cảnh
- Các thức ăn cho mực gồm: tôm nhỏ, cá nhỏ nên là thức ăn tươi sống. Có thể kết hợp với các loại thức ăn công nghiệp để bổ sung chất dinh dưỡng.
- Các thức ăn thực phẩm sau khi xé bao phải được bảo quản cẩn thận, ở nơi thoáng mát tránh bị ẩm mốc.
Cho mực ăn 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Tùy vào kích thước mực mà điều chỉnh khối lượng thức ăn nhiều hay ít. Cho mực ăn lượng thức ăn vừa đủ tránh trường hợp quá ít mực sẽ bị đói, quá nhiều mực không ăn hết thức ăn tích tụ làm bẩn nguồn nước.
Quy trình quản lý và chăm sóc mực cảnh
- Kiểm tra và theo dõi sự phát triển của mực hằng ngày, mực khá nhạy cảm với môi trường nên người nuôi cần chú ý nhiều đến vấn đề này.
- Giữ cho nguồn nước luôn sạch, nhiệt độ nước ở mức vừa phải
- Thường xuyên kiểm tra máy sục oxy có hoạt động bình thường.
- Khi môi trường bẩn hoặc thay đổi đột ngột mực rất dễ bị nhiễm bị, bỏ ăn và chết.
Vì vậy, quá trình sóc và theo dõi trong quá trình nuôi mực cảnh là hết sức quan trọng.
Một số lưu ý khi nuôi mực cảnh
- Nên cho mực sống chung với các loại cá có cùng kích thước để tránh trường hợp để tránh trường hợp chungs sử dụng bản năng săn bắt mồi.
- Bạn nên tham khảo kinh nghiệm từ những người đã nuôi mực cảnh để có những lời khuyên tốt nhất về kỹ thuật nuôi, cách cho ăn, cách chăm sóc,…
Tìm hiểu thêm: Kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng tại đây.
Với những hướng dẫn chi tiết về mô hình nuôi mực cảnh chất lượng hiện nay. Hi vọng sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về việc sử dụng mực cảnh làm kiểng. Ngoài ra, vẫn còn nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản khác phục vụ với mục đích vừa làm kiểng hoặc kinh doanh tại đây.