Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất thu lại lợi nhuận tối đa
Tôm thẻ chân trắng là loài khá phổ biển ở nước ta. Chúng được nuôi nhiều ở các tỉnh Miền Tây. Tuy được nuôi nhiều nhưng kỹ năng của người dân về loài này còn hạn chế dẫn đến lợi nhuận thấp. Do đó, chúng tôi sẽ chia sẽ một số kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả tối đa cho các bạn.
Đặc tính sinh học của tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới nên có khả năng chịu nhiệt độ và độ mặn ở một khoảng giới hạn rộng. Vỏ mỏng có màu trắng đục, chân bò có màu trắng ngà và thường có 6 đốt bụng, gai đuôi không phân nhánh. Chúng là loài ăn tạp hầu như giống các loài tôm khác, vì thế chúng dễ thích nghi với môi trường đáy bùn. Sự tăng trưởng của nhanh từ khoảng 60 ngày tuổi đầu và chậm dần theo đó.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tốt nhất Việt Nam
Chọn ao nuôi tôm
Trước hết chúng ta cần cải tạo lại ao nuôi nhất là những ao đã được sử dụng. Những công việc cần làm như sau:
- Bạn cần vét hết bùn sau mỗi mùa vụ.
- Tháo nước, phơi ao đến khi khô ao và sử dụng các chế phẩm sinh học dạng vi sinh để phân hủy hết chất hữu cơ.
- Tiếp đến bón vôi rải đều trên mặt ao, đáy ao. Phơi khô đáy ao từ 5 -7 ngày. Bón vôi cho ao mang lại nhiều tác dụng tốt cho môi trường ao nuôi.
Về nguồn nước của ao nuôi nhất định phải là nước sạch. Khi lấy nước vào ao phải qua lưới lọc bằng vải trong thời gian từ 10-15 ngày(dùng túi lưới ngăn các loài giáp sát, cá tạp vào ao lắng. Cần chạy quạt nước liên tục trong 2-3 ngày nhằm kích thích trứng tôm, ốc,hào, chen chép, cá tạp và một số côn trùng nở thành ấu trùng. Mục đích của việc này để diệt triệt để nước cấp trong ao lắng bằng Chlorine nồng dộ 30ppm (30kg/1000m3 nước). Tiếp tục chạy quạt trong 10 ngày để phân hủy Chlorine.
Cách chọn con giống tốt
Khi mua con giống bạn nên chọn những cơ sở tôm giống uy tính. Và nơi có nguồn gốc xuất sứ tôm bố mẹ được chính phủ cho phép nhập. Bên cạnh đó, còn có các yếu tố tôm giống tốt như:
- Con giống khỏe mạnh, không bị xây xát da, không dị tật, biến dạng
- Con giống nhanh nhẹn, phản ứng tốt
- Tôm giống có kích cỡ như nhau
Trước khi thả bạn cần chạy quạt nước từ 8 -12 giờ để cung cấp lượng DO (hàm lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho hệ hô hấp). Đồng thời bổ sung liều Her-Cure nhằm tạo nguồn thảo dược để tôm thả vào có thức ăn ngay. Thả tôm giống vào sáng sớm hoặc chiều mát nhằm ít hao hụt đàn tôm.
Thức ăn của tôm thẻ chân trắng
Thức ăn của tôm thẻ chân trắng chủ yếu có 3 loại:
- Thức ăn tự nhiên: có sẳn trong ao nuôi và nguồn nước cung cấp cho tôm như là tảo, phù du và các loài vi sinh vật, động, thực vật nhỏ bé… một lượng đáng kể.
- Thức ăn nhân tạo: được sản xuất từ các công ty thức ăn chăn nuôi thủy hải sản.
- Thức ăn tự chế: Nông dân tự ủ các phủ phẩm hoặc nguyên liệu tự nhiên bằng các chế phẩm vi sinh. Cho tôm ăn thường xuyên cũng sẽ làm sạch môi trường.
Lựa chọn lượng đạm (32-35%) phù hợp với tôm giống, các công ty thức ăn uy tính. Mỗi loại thức ăn như vậy sẽ tương ứng với từng giai đoạn của tôm nuôi. Bảo quản thức ăn tránh ẩm móc và hết hạn sử dụng.
Quy trình chăm sóc và quản lý tôm thẻ chân trắng
Bạn nên chăm sóc tôm thẻ chân trắng theo các giai đoạn
- Đặc biệt là giai đoạn đầu từ 0-10 ngày tuổi chúng ta cần tạo nền tảng sức khỏe cho tôm thật tốt,
- 10-25 ngày hiện tượng gan tụy cực kì mẫn cảm.
- 25-40 ngày xuất hiện bệnh phân trắng, sau ngày 40 cũng gặp không ít khó khăn như là chậm lớn, kí sinh trùng…
- Theo dõi và lưu ý những giai đoạn sinh trưởng của tôm để phát hiện và tìm ra phương án tốt nhất.
Cần phải thực hiện theo dõi tôm thường xuyên
- Nắm được sức khỏe của tôm, điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm, tránh dư thừa hoặc thiếu hụt thức ăn cho tôm.
- Tính được lượng thức ăn thì chúng ta dự đoán khá đúng về sản lượng tôm tiêu thụ.
Một số bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng
Bệnh đường ruột: Phân trắng, phân vàng
- Được gây ra từ các nguyên nhân như là thức ăn kém chất lượng, môi trường nuôi xấu (khí độc, tảo lam,…). Biểu hiện trên tôm: phân tôm có màu vàng, trắng bám dính đuôi.
- Nên thay nước 20-30%, tính toán lại lượng thức ăn, kiểm tra hệ thống tiêu hóa cần kiểm tra lượng thức ăn không có bào tử nấm. Đối với tôm bổ sung Vitamin C, khoáng, men tiêu hóa tăng cường sức đề kháng cho tôm.
Bạn có thể xem cách dùng vitamin C tại đây.
Bệnh hoại tử gan tụy cấp
- Chủ yếu xảy ra ở các mùa nắng nóng, do đáy ao. Biểu hiện trên tôm: kém ăn, hoại tử gan, trống ruột, chân vàng, bẩn đục cơ.
- Khi tôm đã mắc bệnh là vô cùng khó khăn khi chữa trị. Trước tiên cần quản lí và kiểm soát tốt môi trường nước, sụt khí đáy,bón chế phẩm vi sinh. Giải độ gan và bổ sung dinh dưỡng.
Bệnh đốm trắng
- Ngược lại với bệnh hoại tử gan thì bệnh đốm trắng xảy ra ở giai đoạn giao mùa, xâm nhập mặn cao, nhiệt độ thường hạ xuống thấp dưới 32ºC. Biểu hiện trên tôm: có những đốm trắng xuất hiện rõ ràng dưới vỏ và đầu ngược và trên đốt bụng, giảm ăn, do nhiễm virus đốm trắng.
- Bệnh đốm trắng nhiễm virus không có thuốc đặt trị nên cách xử lý tốt nhất là thu họach. Lưu ý chỉ thu hoạch khi tôm vừa phát hiện bệnh không để bệnh nặng. Từ 7 – 10 ngày phát hiện bệnh sẽ gây chết hàng loạt.
Bệnh kí sinh trùng
- Nhiễm theo chiều dọc là nhiễm từ bố mẹ. Nhiễm theo chiều ngang nhiễm chéo từ những con tôm, do kí sinh trực tiếp trên tôm thường ở những giai đoạn tôm sau lột xác vỏ còn mềm. Biểu hiện trên tôm: phá hủy hệ thống gan, làm cho đốt cơ thịt, cơ bụng tôm có màu trắng sữa, tôm chạm phát triển.
- Cách phòng bệnh: Trong quá trình cải tạo ao cần diệt khuẩn, chọn tôm bố mẹ sạch mầm bệnh. Khi tôm bị nhiễm bệnh, thường sử dụng các sản phẩm chủ yếu là thảo dược có chiếc xuất từ cây xoan có tác dụng đào thải các vi bào tử trùng ra khỏi tôm. Khi đó cho ăn lại bổ sung mem vi sinh, khi đào thải cần chú ý xử lý diệt khuẩn môi trường
Một số lưu ý khi nuôi tôm thẻ chân trắng
- Mùa mưa cần xử lý ao tôm, bờ và tất cá nguồn nước xung quanh.
- Kỹ thuật sang tôm cần xử lý nước trước khi sang. Quan tâm chế độ đặc biệt trước và sau sang tôm tránh hao tôm.
- Bật quạt nước để tạo oxy cho tôm thẻ chân trắng có thể hô hấp tốt.
- Cần theo dỗi và xử lý kịp thời: tảo lam, phèn, pH, kiềm khí độc H2..
- Các bạn cần bổ sung thêm kỹ thuật nuôi tôm thể và trang bị hệ thống, trang thiết bị vệ sinh cẩn thận đảm bảo phát hiện và diệt mầm bệnh từ sớm.
Bên trên là tất cả kinh nghiệm của chúng tôi về mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Hy vọng qua bài biết này sẽ giúp các bạn nuôi tôm có thể bổ sung vào kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất. Chúc bạn thành công với mô hình này.