Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp đạt doanh thu cao
Nghề nuôi cua biển đang được rất nhiều hộ gia đình lựa chọn để nuôi. Vì nhờ giá trị kinh tế cao mà thương phẩm này đem lại. Hiện nay, có rất nhiều cách nuôi cua biển trên cạn như: trong bể xi măng, trong ao, trong thùng nhựa… Nuôi cua biển trong hộp đang là một mô hình nhiều người quan tâm không chỉ bởi đem lại năng suất cao mà chi phí bỏ ra tương đối ít.
Đặc tính sinh trưởng của cua
- Tuổi thọ trung bình của cua từ 2-4 năm qua mỗi lần lột xác.
- Trọng lượng trung bình tăng 20-50%.
- Kích thước tối đa có thể từ 19-28cm, trọng lượng từ 1-3kg/con.>
- Cua tự nhiên có kích cỡ 7.5-10.5 cm. Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng carapace thì cua đực nặng hơn cua cái.
Kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp
Chuẩn bị hệ thống hộp nuôi
Bạn cần chuẩn bị một số yếu tố dưới đây để xây dựng hệ thống hộp nuôi tốt:
- Hộp nhựa kích thước 17ⅹ30ⅹ40 cm được xếp chồng lên nhau.
- Hệ thống tuần hoàn (RAS) để xử lý nước thải và tái sử dụng nước. Với mục đích giảm thiểu chất thải ra ngoài môi trường. Hệ thống nuôi cua được đặt trên một giá đỡ bằng khung thép (kích thước 0,8; 1; 2m) để tạo cao cho quá trình nuôi.
- Hệ thống xử lý nước thải bố trí trong thùng nhựa với thể tích 160L/thùng được kết nối tuần hoàn với nhau.
- Ngoài ra, cần chuẩn bị thiết bị lọc cơ học để loại bỏ chất thải rắn.
- Thiết bị lọc sinh học để giảm thiểu độc tố ammonia.
- Thiết bị khử khí CO2 trong nước, thiết bị bổ sung và kiểm soát oxy,
- Thiết bị diệt khuẩn bằng tia UV và hệ thống giám sát chung cho cả quy trình nuôi.
Điều kiện môi trường sống
Bên cạnh việc chọn thiết bị nuôi tốt. Các bạn cần đảm bảo điều kiện môi trường số cho cua chuẩn như sau:
- pH: Thường ở khoảng 7.5 – 9.5, thích hợp nhất 7.5 – 8.2
- Độ mặn: Cua biển có thể sống ở vùng nước gần như ngọt cho đến vùng có độ mặn 33 %₀.
- Nhiệt độ: Cua biển là loài thủy sản chịu đựng nhiệt độ thấp rất tốt. Nhiệt độ thích hợp để cua hoạt động sinh trưởng tốt là từ 25 – 29 độ C.
- Nơi cư trú: Cua thích sống ở vùng có nhiều thực vật thủy sinh, những vùng ngập, có nơi ẩn trú. Cua thường sống ở vùng rừng ngập mặn, cửa sông, ven biển.
Cách chọn giống cua tốt
- Nên chọn mua ở các trại giống uy tín để đảm bảo chất lượng.
- Chọn cua đồng đều kích thước, màu sắc tươi sáng, cua khỏe mạnh, không bị mất các bộ phận.
Nguồn thức ăn chủ yếu khi nuôi cua biển trong hộp
Đối với kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp thì cần chuẩn bị các loại thức ăn sau:
- Cua biển là loài ăn tạp nên thức ăn bao gồm tép, tôm, cá, động vật nhuyễn thể,..
- Tháng nuôi thứ nhất ngày cho cua ăn 4 lần: 6 giờ sáng, 10 giờ trưa, 5 giờ và 9 đêm.
- Cần tăng gấp đôi lượng thức ăn khi cho cua ăn vào chiều tối.
- Tháng nuôi thứ 2 trở đi cho cua ăn ngày 3 lần sáng, chiều và tối.
Quy trình quản lý và chăm sóc của kỹ thuật nuôi cua trong hộp
Mô hình nuôi cua trong hộp tuy đơn giản nhưng bạn cần lưu ý những việc trên
- Quản lý tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cua nuôi thường xuyên.
- Định kỳ 15 ngày/lần kiểm tra trọng lượng và ước tỷ lệ sống cua để điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ.
- Luôn luôn kiểm tra tốc độ sinh trưởng và tình trạng sức khoẻ của cua để có giải pháp xử lý kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Mô hình nuôi cua trên cạn đạt hiệu quả cao
Những lưu ý khi nuôi cua trong hộp
- Cua giống phải cùng đồng cỡ, thả cùng một lúc.
- Có đủ nguồn thức ăn tươi sống.
- Thường xuyên kiểm tra các điều kiện nguồn nước, độ pH, …
Nuôi cua biển trong hộp làm tăng năng suất đáng kể so với phương thức nuôi thông thường. Kỹ thuật này được các chuyên gia đánh giá rất cao. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một vài mô hình nuôi thủy sản khác nhé.